Bé bị táo bón nặng có nguy cơ cao dẫn tới các bệnh về đường tiêu hoá, dễ gây nứt kẽ hậu môn đặc biệt còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não của bé.
Táo bón nặng tức là bé đã bị táo bón xuất hiện trong thời gian dài và thường xuyên. Mẹ không chú ý điều trị cho con hoặc do điều trị sai cách không triệt để khiến bệnh tái phát liên tục. Lúc này các triệu chứng táo bón đã trở nên nghiêm trọng hơn, bé đau đớn hơn mỗi khi đi đại tiện, thậm chí có khi 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Nhiều bé còn bị rách và chảy máu hậu môn khi đi cầu, cực kỳ nguy hiểm.
Táo bón kéo dài có thể biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tại sao trẻ bị táo bón nặng?
- Do bé đang mắc phải một số bệnh lý nào đó như: bị trĩ bẩm sinh, phình giãn đại trực tràng, bệnh hẹp hậu môn… gây biến đổi cấu trúc đường tiêu hóa. Nếu mẹ không kịp thời chữa khỏi các bệnh đó thì bé sẽ liên tục bị táo bón.
- Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém chưa hoàn thiện, chính vì thế rất dễ bị rối loạn tiêu hoá nếu tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn lạ.
- Do chế độ ăn uống của bé không khoa học, chủ yếu là bị thiếu chất xơ, trong khi hàm lượng dinh dưỡng (đạm, chất béo, đường) lại quá nhiều. Chính các thành phần đó gây khó tiêu cho bé gây đầy bụng, chướng hơi, kìm hãm tiêu hoá và là thủ phạm gây táo bón nặng ở trẻ.
- Việc mẹ bổ sung cho con quá nhiều canxi, sắt… cũng khiến bé liên tục bị táo bón bởi hệ tiêu hoá của trẻ sẽ khó khăn khi tiêu hoá các chất đó, thêm nữa tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm hay thuốc bổ sung sắt cũng gây táo bón cho trẻ..
- Do bé uống ít nước, lười uống nước lọc và nước trái cây, khiến cho hoạt động tiêu hoá bị trì trệ, phân không được làm mềm mà trở nên cứng hơn
- Ngoài ra việc mẹ cho bé dùng nhiều thuốc kháng sinh chữa bệnh trong thời gian dài thường gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, thuốc kháng sinh ngoài ức chế, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa cũng được xem là nguyên nhân gây táo bón nặng ở bé mà mẹ nên biết.
Bổ sung dưỡng chất cho bé là cách điều trị táo bón hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Bé bú mẹ bị táo bón phải làm sao?
Mẹ phải làm sao khi trẻ bị táo bón nặng?
- Tăng cường bổ sung chất xơ cho bé: thiếu chất xơ được xem là nguyên nhân chính gây ra táo bón, do đó để trị bệnh thì phải khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh. Chú ý là nên bổ sung cho con chất xơ không hoà tan bởi loại chất xơ này sẽ giúp làm tăng độ ẩm của phân và làm giảm nhanh các triệu chứng táo bón. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi như rau ngót, mồng tơi, khoai lang, cải xoăn và cải bó xôi….
- Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của bé, cụ thể phải cân bằng giữa hàm lượng rau, thịt, tôm và cá… không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm và chất béo bởi các thực phẩm đó thường khó tiêu hoá nên dễ gây táo bón hơn.
- Cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày: khi bé được cung cấp đủ nước sẽ đi đại tiện nhiều hơn. Đặc biệt nước giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn và đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Khi bé bị táo bón nặng, mẹ hãy cho con ăn nhiều trái cây mát như cam, quýt hoặc thanh long… Trái cây vừa bổ sung nước vừa bổ sung dưỡng chất và vitamin nên rất có lợi cho sức khoẻ của trẻ.
- Cho bé uống men vi sinh và sữa chua hàng ngày, như thế sẽ giúp bổ sung nguồn lợi khuẩn khổng lồ cho đường ruột, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, tránh bị táo bón.
- Với các bé sử dụng sữa công thức mẹ cần thay thế cho con bằng loại sữa có tính mát, không đường, có hương vị và thành phần giống với sữa mẹ để bé tiêu hoá tốt hơn.
- Mẹ cần tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ cho bé, bạn lựa chọn đúng thời điểm hàng ngày để cho bé đi ngoài, ngày nào cũng lặp lại như thế sẽ hình thành thói quen đại tiện.
Bên cạnh đó nếu trẻ bị táo bón nặng kéo dài kèm theo nhiều máu, trẻ chậm lớn và còi cọc thì hãy cho bé đến gặp bác sỹ. Tại đây bác sỹ sẽ khám để tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục táo bón hiệu quả nhất.
Đọc thêm: