Da mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa có thể do dị ứng hoặc biểu hiện của các bệnh lý bên trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, các vết mụn nhỏ sẽ biến thành mụn mủ, viêm nhiễm, nguy cơ gây ra sẹo rất mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa
Da mặt vốn rất nhạy cảm với những tác động từ môi trường bên ngoài, do vậy việc mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa cũng rất phổ biến, đặc biệt là với những người có cơ địa dị ứng. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu dưới đây:
Dị ứng mỹ phẩm:
Việc dị ứng mỹ phẩm thường xuất phát từ các loại kem bôi, serum chứa thành phần gây kích ứng hoặc không phù hợp. Dị ứng mỹ phẩm thường đi liền với các triệu chứng điển hình như:
- Mặt nổi nhiều mụn đỏ và ngứa, đi kèm bong tróc da.
- Tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn tới mụn ẩn, mụn viêm.
- Một số trường hợp da mặt sưng phù, ứ nước từ vài tiếng cho tới vài ngày.
Dị ứng mỹ phẩm có thể khiến mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa.
Nếu dị ứng mỹ phẩm kéo dài có thể dẫn tới các triệu chứng viêm da nghiêm trọng và khó điều trị hơn như khô da, teo da, sạm da, đồi mồi, thậm chí sừng hóa...rất mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, việc mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa còn xuất hiện do lạm dụng việc trang điểm thường xuyên. Trong kem nền, phấn phủ, mascara thường có rất nhiều thành phần hóa học và hương liệu, điều này khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, da đổ dầu nhiều hơn.
Một thủ phạm khác cũng “đáng gờm” không kém đến từ dụng cụ trang điểm, cọ hay bông phấn là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở và phát triển, khi sử dụng chúng để trang điểm tức là đã trực tiếp “dẫn dắt” chúng xâm nhập, tấn công gây mụn.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt và cách xử lý hiệu quả
Viêm da cơ địa:
Tình trạng mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị chàm sữa, đi kèm với đó là khô da, căng kích, giai đoạn nặng hơn là rỉ dịch, trợt loét.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết hanh khô, da thiếu ẩm, mất đi lớp màng bảo vệ dẫn tới vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm da.
Nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng này cần tìm cách xử lý càng sớm càng tốt.
Viêm da cơ địa ở trẻ khiến mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa.
Bệnh rôm sảy:
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị rôm sảy với triệu chứng điển hình là mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa. Cách để phân biệt mụn viêm và rôm sảy là bên trong các nốt rôm sảy không có nhân, ngứa châm chích, mọc thành từng đám trên mặt và toàn thân. Còn mụn viêm lại sưng đỏ, đau nhức và có nhân mụn trắng nằm sâu bên trong.
Rôm sảy mọc nhiều hơn vào mùa hè do việc tăng tiết mồ hôi quá mức, kết hợp với bụi bẩn, ô nhiễm, nắng nóng. Để phòng tránh mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa do rôm sảy, mẹ hãy vệ sinh da bé sạch sẽ hàng ngày bằng các loại nước tắm thảo dược an toàn.
Dị ứng thời tiết
Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, việc dị ứng thời tiết gây ra tình trạng mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa là khá phổ biến.
Vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết dẫn tới mặt bị nổi mụn và ngứa.
Cách xử lý khi mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa hiệu quả
Khi xuất hiện triệu chứng mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa, tùy vào mức độ để bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
Sử dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp:
- Lau mặt bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần.
- Sử dụng đá lá chườm lên vị trí bị nổi mụn và ngứa giúp dễ chịu nhanh chóng.
- Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn thấm nước cốt chanh lau lên vùng da bị mụn vài phút sau đó rửa lại bằng nước.
- Dùng mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.
Chườm đá giảm khó chịu do mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa.
Sử dụng thuốc Tây trị mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa:
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên vẫn không đem lại kết quả, bạn có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây:
- Kem bôi chứa thành phần salicylic acid, benzoyl peroxide.
- Thuốc kháng Histamin giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da nhanh chóng.
- Kem bôi corticoid trong trường hợp bệnh nặng hơn.
Lưu ý: khi sử dụng thuốc Tây cho trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không đáng có. Nếu đã áp dụng những phương pháp trên nhưng không hiệu quả hoặc có xu hướng trầm trọng hơn, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: >>> Trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người nguyên nhân do đâu