Mẹ hì hục cả buổi trong bếp để nấu những món ăn bổ dưỡng và thơm ngon. Thế nhưng, trẻ biếng ăn hay ngậm khiến mẹ đau đầu và mệt mỏi. Hàng ngày mẹ cứ phải vật lộn với việc ăn uống của bé, không chỉ gây mất thời gian của mẹ mà còn làm chậm quá trình phát triển của bé. Để chấm dứt tình trạng này, mẹ hãy thử ngay 5 cách “trị” bé biếng ăn hay ngậm sau đây nhé.
Mẹ có biết bé biếng ăn hay ngậm là do đâu?
1. Chế độ ăn của bé chưa hợp lý
Nhiều bà mẹ thường cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính, điều này khiến trẻ biếng ăn hay ngậm. Cũng có thể những món ăn mẹ làm không phù hợp với độ tuổi của bé. Ví dụ khi bé mới tập ăn mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn cứng, mặn, cay. Hoặc khi mẹ cho bé ăn liên tục những thức ăn mềm cũng sẽ khiến bé nhanh ngán.
Chế độ ăn không hợp lý khiến bé biếng ăn hay ngậm
2. Bé mắc một số bệnh lý
Khi thấy bé biếng ăn hay ngậm trong thời gian dài, mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có đang mắc bệnh lý gì hay không. Nếu bé bị sốt, viêm họng hay mọc răng thì thường sẽ khó nuốt thức ăn. Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hóa cũng khiến bé hấp thụ kém chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến lười ăn.
3. Bé sợ ăn và không cảm nhận được thức ăn
La lối, quát nạt, ép bé ăn là thói quen của nhiều bà mẹ, lâu dần sẽ khiến bé bị sợ ăn. Việc sợ hãi khi ăn còn khiến bé không tiêu hóa được thức ăn. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc trẻ biếng ăn hay ngậm là do thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại. Điều đó khiến bé chán ăn do không cảm nhận được vị ngon mà thức ăn mang đến.
Vừa ăn vừa xem điện thoại khiến bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn
Bé biếng ăn hay ngậm sẽ gây hậu quả gì?
Việc biếng ăn hay ngậm sẽ khiến bé bị thiếu chất, dẫn đến suy dinh dưỡng và không tăng cân cũng như chậm phát triển chiều cao. Những bé lười ăn thường hay bị bệnh hơn so với những bé ăn uống đầy đủ, thời gian bị bệnh cũng lâu hơn. Điều này là do hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Hơn nữa, trẻ biếng ăn hay ngậm còn thường xuyên mệt mỏi, lười vận động và không tập trung khi học.
5 cách “trị” trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ nên thử ngay
1. Đa dạng thực đơn hàng ngày cho trẻ
Trước tiên, mẹ cần phải điều chỉnh chế độ ăn của bé. Hãy thường xuyên thay đổi món và cách chế biến để tạo cảm giác mới lạ cho bé. Mẹ nhớ bổ sung nhiều trái cây và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bé nhé.
Đặc biệt, để trị bé biếng ăn hay ngậm, mẹ nên trang trí các món ăn thật bắt mắt để tạo hứng thú cho bé khi ăn. Một lưu ý nữa là mẹ đừng cho bé ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh bé ăn ngậm không nuốt.
Trang trí món ăn bắt mắt để tạo sự hứng thú cho bé
2. Dừng bữa ăn khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn để tạo cho trẻ cảm giác đói.
Trẻ thường bị mẹ ép ăn khi không có cảm giác đói, từ đó dẫn đến trẻ biếng ăn hay ngậm. Do vậy, khi thấy bé từ chối thức ăn, mẹ hãy cho bé dừng luôn bữa ăn đó để tạo cho bé cảm giác đói ở bữa ăn kế tiếp. Mặt khác, mẹ cần nhớ không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước bữa ăn chính.
Một điều mẹ cần chú ý nữa là thời gian giữa các bữa ăn phải cách nhau ít nhất 2 đến 3 tiếng. Như vậy mới giúp bé kịp tiêu hóa. Quan trọng, với mỗi bữa ăn, mẹ chỉ cần cho bé một lượng thức ăn vừa đủ. Vì nếu cho bé ăn quá nhiều thì sẽ kéo dài thời gian ăn và làm bé mất cảm giác ngon miệng. Tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn trong vòng 30 phút.
3. Cho trẻ ngồi ăn cùng cả nhà
Cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé tự lập ăn uống
Nếu trước đó bạn thường cho bé ăn riêng thì từ giờ hãy cho bé ngồi ăn cùng cả nhà nhé. Vì trẻ nhỏ thường quan sát và bắt chước các hành động của người lớn. Ngồi ăn chung với gia đình sẽ giúp bé nhanh chóng tự lập trong việc ăn uống. Các thành viên trong nhà hãy khích lệ và đợi bé ăn cùng. Khi bé tự xúc ăn, bé sẽ cảm thấy thích thú vì được chủ động chứ không phải bị ép ăn.
4. Giúp trẻ tập trung trong khi ăn
Vừa ăn vừa chơi, xem tivi, điện thoại,... sẽ khiến trẻ thiếu tập trung khi ăn, dẫn đến trẻ biếng ăn hay ngậm. Do đó, mẹ hãy giúp bé tập trung trong bữa ăn để cảm nhận được vị ngon của thức ăn và có phản xạ nhai. Hơn nữa, việc tập trung khi ăn còn khiến cho men tiêu hóa tiết ra từ đó tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mẹ có thể trò chuyện với bé trong khi ăn hoặc khen ngợi bé ăn giỏi nhé.
5. Không ép trẻ ăn, cho trẻ uống kèm nước khi ăn
Không ép bé ăn mà nên để bé ăn uống tự nhiên
Ép trẻ ăn là thói quen của không ít bà mẹ, thói quen này không chỉ khiến bé biếng ăn hay ngậm mà còn làm cho bé cảm thấy sợ hãi khi đến bữa ăn. Mẹ nên để bé ăn uống một cách tự nhiên, thoải mái, không gượng ép khi bé từ chối thức ăn.
Bên cạnh đó, bé ngậm có thể là do thức ăn cứng, khô, hoặc bé bị viêm họng khó nuốt. Lúc này, mẹ nên cho bé nhấp chút nước lọc hoặc nước canh để bé dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, cách này mẹ chỉ thỉnh thoảng áp dụng vì nếu dùng nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Nếu bé nhà bạn cũng đang trong tình trạng biếng ăn, ngậm mãi không nuốt thì hãy nhanh chóng đổi mới thực đơn hàng ngày cho bé, đồng thời thử ngay những cách “trị” trẻ biếng ăn hay ngậm ở trên nhé. Sau một thời gian, bé nhà bạn sẽ mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Đọc thêm:
> Bé 4 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục
> Làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý?