Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, vì vậy khi lựa chọn các loại thuốc chữa chàm sữa cho con, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý cũng như sự phát triển của bé.
“Loạn” thị trường thuốc chữa chàm sữa cho trẻ
Bệnh chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 2 tháng tuổi tới 2 tuổi. Không những phổ biến, bệnh chàm sữa còn diễn biến vô cùng phức tạp qua nhiều giai đoạn khác nhau, nếu điều trị không đúng cách trẻ sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm: bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Chính yếu tố này đã trở thành “mồi ngon” cho các đơn vị sản xuất thuốc chữa chàm sữa. Bên cạnh ưu điểm đa dạng về mẫu mã, sản phẩm giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thì tình trạng “loạn” thị trường thuốc chữa chàm sữa cũng gây nên không ít hệ lụy. Với những bậc cha mẹ thiếu thông tin rất có thể sẽ “chọn mặt gửi vàng” nhầm chỗ khi lựa chọn phải sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần chứa corticoid gây teo da, sạm da và nhiễm trùng da cho trẻ.
Loạn thị trường thuốc chữa chàm sữa cho bé khiến cha mẹ gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn
Để cha mẹ có cái nhìn toàn diện hơn, cha mẹ hãy tham khảo các loại thuốc chữa chàm sữa đang lưu hành trên thị trường hiện nay:
- Thuốc chống viêm: Đây là nhóm thuốc dạng kem có chứa corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn chàm cấp. Các thuốc đó là hydrocortison 1% hoặc clobetason butyrate 0,05% thoa ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ không được lạm dụng các loại thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm corticoid. Bởi các loại thuốc này có tác dụng rất nhanh nhưng nếu dùng nhiều, thuốc có thể thấmqua da và đi vào máu gây tác dụng phụ toàn thân Thuốc chứa corticoid nếu dùng kéo dài có nhiều tác dụng phụ đáng kể toàn thân như:chậm tăng trưởng ở trẻ, phù, tăng huyết áp... Tác dụng phụ tại chỗ thì thuốc có thể gây teo da, sạm da…
- Thuốc điều trị triệu chứng giảm ngứa: Đó là kháng histamin như chlorpheniramin, alimemazin...
- Kháng sinh: Kháng sinh chỉ được dùng khi nghi ngờ chàm có bội nhiễm trùng (tạo mụn mủ, bé sốt, nổi hạch...). Ưu tiên chọn loại kháng sinh có hoạt tính lên tụ cầu vàng như cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin. Các thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng cho bé.
- Kem dưỡng ẩm: Đặc trưng biểu hiện của bệnh lý chàm sữa là gây khô da bé. Do vậy, mẹ cần bổ sung các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ để cải thiện độ ẩm của da, hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa của trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dễ gây kích ứng cho trẻ mà nên chọn sản phẩm thành phần từ thiên nhiên đem lại sự dịu nhẹ cho làn da vốn đang chịu nhiều tổn thương và nhạy cảm của bé.
Lưu ý khi lựa chọn thuốc chữa chàm sữa cho trẻ
Các sản phẩm cộp mác thuốc chữa chàm sữa cho trẻ rất nhiều, nếu không phải là các bậc cha mẹ thông thái, rất có thể bạn sẽ lựa chọn nhầm sản phẩm dẫn tới những hệ lụy không mong muốn cho trẻ.
Ngoài lựa chọn các loại thuốc điều trị, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh da bé
Để lựa chọn đúng, cha mẹ nên căn cứ vào những tiêu chí sau:
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Bất cứ sản phẩm nào khi quyết định lựa chọn, cha mẹ cũng cần lưu ý tới nguồn gốc xuất xứ. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để cha mẹ đưa ra đánh giá sản phẩm đó có xuất hiện một cách “danh chính ngôn thuận” hay không? Có phải là sản phẩm trôi nổi trên thị trường hay không?
- Thành phần trong thuốc: Thuốc chữa chàm sữa cho bé cần đảm bảo không chứa corticoid, chất bảo quản, hóa chất tạo mùi, tạo bọt...Bởi đây là những thành phần khiến bé dễ dàng bị kích ứng, bội nhiễm, dẫn tới nhiễm trùng máu.
- Sử dụng đơn giản, tiện lợi: Đây cũng là tiêu chí quan trọng mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua. Sản phẩm sử dụng đơn giản, tiện lợi sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho cha mẹ, đồng thời giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa do cha mẹ sử dụng đúng cách. Bên cạnh những lưu ý khi lựa chọn thuốc chữa chàm sữa , cha mẹ cần điều chỉnh chế độ chăm sóc bé, bởi đây mới là yếu tố quyết định giúp bé nhanh chóng thoát bệnh. Theo đó, cha mẹ nên:
- Vệ sinh tắm rửa: Tắm nước ấm cho bé mỗi ngày, chỉ nên tắm cho bé dưới 15 phút, không sử dụng các loại sữa tắm chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt gây kích ứng da bé... Khi tắm xong cần lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà xát mạnh lên da bé.
- Thoa chất giữ ẩm thường xuyên, không cho trẻ tiếp xúc với chất kiềm: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa và phấn rôm.
- Nên chọn quần áo 100% cotton để thấm mồ hôi. Không mặc đồ chật, vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
- Nên cắt móng tay để tránh trẻ cào xước da. Nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang bao tay.
- Phòng của trẻ cần phải thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không nước hoa. Nhiệt độ, độ ẩm trong phòng hợp lý.
- Nếu phát hiện sau khi cho trẻ ăn (hoặc mẹ ăn thức ăn và cho trẻ bú) loại thức ăn nào đó mà trẻ nổi chàm nặng hơn thì cần tránh loại thực phẩm đó.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sử dụng các dòng sản phẩm chuyên dùng trong điềutrị chàm sữa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, trong đó nổi bật là sản phẩm Bột tắm Nhân Hưng. Với các thành phần từ thảo dược, bột tắm đem lại tác dụng sạch da, kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Kiên trì áp dụng cho trẻ, các giai đoạn của chàm sữa sẽ hết ngay sau 3-5 ngày sử dụng.
>>> Tìm hiểu thêm: Chàm sữa bị chảy nước có nguy hiểm không?
Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng sản phẩm Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:
STT | Giai đoạn phát triển của chàm sữa | Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng | Lưu ý |
1 | Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tấy | - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. - Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da | - Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé. |
2 | Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch. | - Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại. - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. | - Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh. - Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:
|
3 | Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc
| - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại. - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. | - Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé. - Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. |
Lưu ý: Trường hợp xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.