Một trong những cách chữa tưa lưỡi cho trẻ đơn giản, dễ thực hiện, lại giúp làm sạch lưỡi cũng như khoang miệng trẻ nhanh chóng, hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng ngay đó là tưa lưỡi bằng lá hẹ.
Sử dụng lá hẹ để tưa lưỡi cho con là cách khá an toàn bởi lá hẹ là thảo dược từ thiên nhiên, có nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ, khi sử dụng không sợ xảy ra các tác dụng phụ giống như thuốc tây. Theo đông y lá hẹ có tính ấm, có khả năng diệt khuẩn và chống viêm tốt, do vậy sẽ giúp loại bỏ nhanh các mảng tưa lưỡi trong khoang miệng của trẻ.
Lá hẹ có tính ấm, có khả năng diệt khuẩn và chống viêm tốt.
Kinh nghiệm tưa lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh
- Đầu tiên mẹ cần phải lựa chọn nguyên liệu cần thiết:
+ Lá hẹ, chỉ cần một nắm nhỏ cho mỗi lần dùng, nhưng nhớ là phải chọn loại hẹ sạch, được trồng tại nhà càng tốt, không có thuốc trừ sâu và không hoá chất.
+ Một miếng gạc nhỏ để đeo vào đầu ngón tay khi tưa lưỡi, nên chọn loại gạc y tế
+ Một chiếc bát nhỏ để đựng nước cốt lá hẹ
- Tiếp đó mẹ sạch lá hẹ với nước, có thể ngâm qua với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như các vi trùng bám ở lá, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đợi cho lá hẹ ráo thì đem thái nhỏ, đập dập rồi cho vào nồi đun sôi, chờ cho nước ấm chắt lấy nước cho ra bát.
- Mẹ nhúng đầu ngón tay vào nước đó rồi đưa lên miệng con, bắt đầu nhẹ nhàng làm sạch từ hàm răng, phía trên bề mặt lưỡi và dưới lưỡi, lùa sang cả 2 bên góc trong má. Sau khi tưa xong khoảng 15-20 phút mẹ mới bắt đầu cho bé uống nước hoặc là bú, không nên bú ngay khi vừa mới tưa xong bởi như thế sẽ làm giảm tác dụng.
- Để con mau khỏi, mẹ có thể thực hiện cách này 2-3 lần/ngày, thực hiện liên tiếp vài ngày liên tục để giúp con sớm loại bỏ được các mảng bám.
Sử dụng lá hẹ 2-3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Những chú ý khi tưa lưỡi bằng lá hẹ cho bé
- Chỉ áp dụng tưa lưỡi bằng lá hẹ cho bé đã trên 5 tháng tuổi. Bởi vì lúc này hệ thống tiêu hóa của bé đã khoẻ, tương đối ổn định nên có thể dùng lá hẹ để rơ lưỡi. Không nên dùng cho bé dưới 5 tháng hoặc nếu có dùng thì chỉ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% là tốt nhất và an toàn nhất.
- Trước khi tiến hành tưa lưỡi cho con mẹ cần rửa sạch tay với xà bông, lau khô rồi mới đưa vào miệng trẻ. Tránh trường hợp tay đang bẩn mà lại đưa vào miệng của con sẽ càng đưa thêm vi khuẩn khiến bé bị nặng hơn.
- Trong quá trình tưa lưỡi cho con, mẹ nhớ chú ý thao tác thật nhẹ nhàng, khi tưa có thể trò chuyện cùng bé để phân tán tập trung, tránh để bé khó chịu và khóc nhiều.
- Khi tưa lưỡi mẹ bắt đầu tưa từ 2 bên má trong rồi mới đến lưỡi, không được luồn quá sâu vào cổ họng bé bởi như vậy sẽ nguy hiểm và khiến trẻ bị nôn trớ ra ngoài.
- Đối với miếng gạc trước khi sử dụng cũng cần phải được tiệt trùng với nước muối sinh lý cho an toàn. Nước dùng để nấu lá hẹ phải là nước sạch và được đun sôi ở 100ºC.
- Bế bé ở tư thế thoải mái nhất, tránh để bé giãy giụa nhiều, tránh va chạm mạnh với lưỡi
Ngoài cách tưa lưỡi bằng lá hẹ mẹ có thể áp dụng một số cách khác như tưa lưỡi với trà xanh, dung dịch nước muối sinh lý, rau ngót, cỏ mực, mật ong hoặc sử dụng thuốc tưa lưỡi nystatin… Tuy nhiên nếu sau khi áp dụng các biện pháp này mà bé không có dấu hiệu thuyên giảm, tưa lưỡi nhiều hơn thì mẹ cần phải đưa bé đến ngay bệnh viện để khám và có biện pháp chữa trị tốt nhất.
Bài viết liên quan:
>>> Kinh nghiệm tưa lưỡi bằng rau ngót