Kinh nghiệm trị rôm sảy cực hiệu quả mẹ nên biết

Nếu không được điều trị đến nơi đến chốn, rôm sảy sẽ gây ra mụn nhọt, nhiễm trùng da cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bởi vậy, khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ cần nắm được những kiến thức này để loại trừ chúng kịp thời, nhanh chóng.

1. Rôm sảy là gì?

Bệnh rôm sảy có tên khoa học là Prickly heat hay Miliaria, là hiện tượng khi da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Điều kiện phát triển của bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy.

Mùa hè là thời điểm trẻ bị rôm sảy nhiều nhất

Mùa hè là thời điểm trẻ bị rôm sảy nhiều nhất

2. Các loại rôm sảy thường gặp

- Rôm sảy kết tinh: Là loại rôm sảy phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và cũng có mức độ nhẹ nhất khi chỉ có tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da (lớp sừng) bị tổn thương. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là những mụn nước nhỏ, trong nổi trên da.

- Rôm sảy đỏ: Có triệu chứng sẩn đỏ trên da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nặng hơn nữa thì đau rát. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh và thường xảy ra ở lớp thượng bì trên da.

- Rôm sảy sâu: Chủ yếu xảy ra ở người lớn và ở người từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần. Đây là loại rôm sảy nặng nhất nhưng khá ít gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh này, lớp bì sâu dưới da bị tổn thương khá nặng, dễ bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng, người bệnh sẽ bị chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, kiệt sức do nóng.

Rôm sảy sâu, rôm sảy đỏ ở trẻ

Rôm sảy sâu, rôm sảy đỏ ở trẻ

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông. Rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức: nắng nóng, trẻ vận động nhiều, bị sốt cao hoặc do mặc quá nhiều quần áo nóng, nằm lồng ấp trong thời gian dài…

Tiếp xúc nhiêu với nắng nóng cũng khiến trẻ bị rôm sảy

Tiếp xúc nhiều với nắng nóng cũng khiến trẻ bị rôm sảy

4. Triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc rôm sảy

Khi bị rôm sảy trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ theo từng mảng, có thể gây ngứa, rát cho trẻ. Thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. Ở trẻ em, rôm sảy chủ yếu tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.

Rôm sảy thường tập trung ở những vùng tiết nhiều mồ hôi

Rôm sảy thường tập trung ở những vùng tiết nhiều mồ hôi

5. Trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm khi bị rôm sảy

Cũng như các bệnh ngoài da khác, rôm sảy có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, rôm sảy làm trẻ ngứa ngáy, đau rát, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ. Nếu không được xử trí kịp thời và loại trừ sớm, rôm sảy có thể phát triển thành mụn nhọt, nhiễm trùng da, thậm chí có thể gây chóng mặt, buồn nôn và đột quỵ.

Mụn nhọt là biến chứng phổ biến của rôm sảy

Mụn nhọt là biến chứng phổ biến của rôm sảy

6. Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ nhỏ

Dù là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng rôm sảy có thể phòng tránh khi cha mẹ tuân thủ các gợi ý sau:

- Hạn chế cho trẻ vận động nhiều trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

- Cho trẻ ở nơi thoáng mát, ít người và chơi các bộ môn thể thao hay trò chơi vừa sức.

- Bổ sung nước, sữa và thực phẩm giàu tính mát trong mùa hè và khi thời tiết nóng nực.

- Mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ.

- Tắm rửa hàng ngày cho trẻ để da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng.

Cần đưa trẻ đi khám khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.

Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị rôm sảy

 Nên cho trẻ uống nhiều nước

7. Những cách điều trị rôm sảy ở trẻ em

7.1.Trị rôm sảy bằng các bài thuốc dân gian

Đây là phương pháp điều trị được nhiều mẹ đánh giá là tiện lợi và khá hữu hiệu. Với cách làm đơn giản lại “trúng cả 2 đích” là vừa tiêu diệt được rôm sảy ở trẻ, vừa giúp bổ sung nước, cung cấp các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những nguyên liệu các mẹ có thể sử dụng bao gồm: Bột sắn dây, nước cam, chanh, rau má, đậu xanh, đậu đen,… 

7.2.Tắm cho trẻ bằng các loại lá tắm thảo dược

Lá kinh giới, lá khế, lá chè, quả mướp đắng, sài đất, rau sam, lá dâu tằm,… được xem là những “khắc tinh” của rôm sảy. Chúng có khá nhiều ưu điểm là an toàn, lành tính nhưng lại mang trong mình hàng loạt nhược điểm bất lợi là không hòa tan được chất nhờn trên da và có thể chứa tạp chất, vi khuẩn, bụi bẩn, sâu bọ gây nhiễm khuẩn, kích ứng da cho trẻ. 

7.3.Sữa tắm trị rôm sảy

Cũng là một lựa chọn được các mẹ áp dụng, tuy nhiên theo khuyến cáo của giới chuyên môn, khi trẻ khỏe thì cha mẹ có thể tắm cho con bằng sữa tắm dành cho trẻ, tuyệt đối không được sử dụng sữa tắm của người lớn hay xà phòng vì sẽ khiến da trẻ bị tổn thương.

Đặc biệt, cần ngừng ngay việc tắm cho trẻ bằng sữa tắm khi phát hiện trẻ bị rôm sảy, lý do đơn giản là sữa tắm có chứa những thành phần bất lợi cho làn da của trẻ như chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất làm sạch và sẽ trở thành tác nhân khiến rôm sảy lan rộng, lở loét, viêm da cùng nhiều biến chứng khác.

Sữa tắm sẽ khiến rôm sảy trầm trọng hơn

Sữa tắm sẽ khiến rôm sảy trầm trọng hơn

7.4.Kem bôi trị rôm sảy

Cha mẹ chỉ nên sử dụng kem bôi trị rôm sảy uy tín, chất lượng và tốt nhất, nên có sự tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa. Bởi nếu chứa những hàm lượng không cho phép, hoặc lựa chọn phải kem trị rôm sảy kém chất lượng sẽ khiến các mẹ lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

8. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Việc chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ chấm dứt nhanh tình trạng mọc rôm sảy. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

- Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, thay quần áo ngay khi trẻ bị ướt hoặc bị bẩn.

- Tránh để trẻ gãi, cào cấu gây trầy xước và nhiễm khuẩn vùng da bị rôm sảy.

- Giữ gìn vệ sinh và cắt móng tay, móng chân cho trẻ.

- Không dùng phấn rôm bôi lên vùng da có rôm sảy vì sẽ làm da viêm nhiễm, rôm sảy phát triển nhanh và khó chữa hơn.

9. Trị bệnh ngoài da ở trẻ hiệu quả bằng bột tắm thảo dược

Khi trẻ bị các bệnh về da thì không nên dùng sữa tắm thông thường vì sữa tắm có chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất làm sạch có thể gây kích ứng da khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Thay vào đó, trẻ nên dùng Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần: Tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, Tinh dầu mùi… Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng không chỉ giúp “cắt” tận gốc các nguyên nhân gây bệnh ngoài da ở trẻ mà còn rất an toàn, thân thiện và tiện dụng.

trị bệnh ngoài da hiệu quả bằng thảo dược

Hãy tắm đúng cách khi trẻ bị bệnh ngoài da

Chia sẻ của Bác sĩ cao cấp – Bác sỹ chuyên khoa Nhi Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương cho biết: “…Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng giúp làm sạch da, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, siêu vi trùng và nấm, dùng để rửa vết thương trên da cho trẻ rất chóng lành. Mùi hương của Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng tạo cảm giác thư thái, dễ chịu…”.

Chuyên gia khuyên dùng bột tắm Nhân Hưng

Cách trị rôm sảy hiệu quả bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

- Rôm sảy chủ yếu là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, ứ đọng ở lớp dưới da bởi vậy, để trị dứt rôm sảy nhất thiết phải sử dụng một sản phẩm có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa. Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là một sản phẩm như thế.

- Được chiết xuất từ thiên nhiên với các thành phần: Tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, Tinh dầu mùi… Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, làm sạch da, giảm nhanh sự đau rát, ngứa ngáy cho rôm sảy gây ra, từ đó giúp trị từ căn nguyên bệnh rôm sảy ở trẻ chỉ sau 2-5 ngày sử dụng.

- Để trị rôm sảy ở trẻ, mẹ nên tắm cho con hằng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Cách sử dụng cụ thể như sau:

Biểu hiện rôm sảy

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

- Da trẻ xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ gây ngứa, khó chịu

- Hoà tan 1 gói vào 5-7 lít nước ấm tắm cho bé. Tắm cho bé bằng nước ấm trước khi cho vào chậu tắm bằng BTNH. Sau đó lau khô người cho bé bằng khan mềm

- Sử dụng ngày 1-2 lần.

- Không tắm cho trẻ quá 2 lần/ ngày vì tắm quá nhiều có thể khiến trẻ cảm lạnh.

Video hướng dẫn cách pha bột tắm Nhân Hưng trị rôm sảy cho bé hiệu quả

- Rôm sảy rất dễ xuất hiện và tái phát lại nhiều lần ở trẻ nhất là trong mùa nắng nóng, do đó, song song với việc sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng, các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và bổ sung thêm nhiều thực phẩm thanh nhiệt trong các bữa ăn hàng ngày.

>>> Dược sĩ tư vấn trực tiếp: 18006960 hoặc 0907111840

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 4 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status