Kinh nghiệm hay trị mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh

Dị ứng, viêm nhiễm và rất nhiều các vấn đề về da khác chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ trên mặt. Nắm bắt được tình trạng và lựa chọn được đúng giải pháp chính là cách giúp mẹ trị mụn đỏ trên mặt trẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh: Vì đâu nên nỗi?

Chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc khi vừa sinh hạ được cô công chúa nhỏ xinh xắn, dễ thương thì chị Lan (Từ Liêm, Hà Nội) đã phải đứng ngồi không yên vì những nốt mụn đỏ liên tục xuất hiện trên mặt con gái.

Ban đầu chúng chỉ mọc ở trán, sau lan dần xuống má và cổ khiến chị không khỏi lo lắng. Chị Lan muộn phiền: “Nom con mà thấy xót xa lắm, mất thẩm mỹ đã đành, những nốt mụn đỏ này còn khiến con ngứa ngáy, khó chịu, bé cứ ọ ọe quấy khóc, ngủ cũng không yên”.

Chị Lan là một trong số rất nhiều bà mẹ phải sống chung với cảnh hoang mang, sợ hãi khi bỗng nhiên con yêu bị mụn đỏ trên mặt. Theo các chuyên gia, mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 0-2 tuổi, lý do là bởi trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu cộng với làn da mỏng manh nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công khiến da bị kích ứng và nổi mụn, mẩn đỏ.

Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh không gây hại đến sức khỏe, chúng có thể biến mất hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Song vẫn có một số trường hợp biến chứng gây lở loét, tấy đỏ, mưng mủ, viêm da…

Cha mẹ cần bình tĩnh khi trẻ sơ sinh bị mụn đỏ trên mặt

Cha mẹ cần bình tĩnh khi trẻ sơ sinh bị mụn đỏ trên mặt

Khi con gặp phải tình trạng này, việc cần làm nhất là cần phân biệt được căn nguyên và đưa ra được cách xử lý nhanh, gọn, kịp thời. Dưới đây là những bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh:

- Mụn kê: Thường xuất hiện ở vùng trán, má hoặc thái dương của trẻ khoảng sau 3 tuần khi bé chào đời. Mới đầu sẽ là những nốt sưng ở trên mặt, sau sẽ đỏ dần và lan rộng hơn. Mụn kê là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, ngoài gây ngứa thì bệnh không gây hại nên bố mẹ cần tránh nặn, chà sát hoặc bôi thuốc tùy tiện khiến bệnh viêm nhiễm nặng hơn.

- Chàm sữa: Là bệnh lý về da có liên quan trực tiếp đến tình trạng dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh từ 1-5 tháng tuổi. Chàm thường khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, hai má hoặc trên cơ thể. Bệnh có thể hết sau một vài tháng song cũng có trường hợp cá biệt sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu của trẻ.

- Rôm sảy: Thời tiết quá nóng hoặc ủ bé quá chặt khiến tuyến mồ hôi của bé bị tắc là tác nhân gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ. Rôm sảy có thể mọc ở mặt, đầu và lưng gây ra từng mảng đỏ và khiến bé ngứa ngáy khó chịu.

- Khuẩn nấm: Khi trẻ nổi mẩn đỏ ở mặt và chỉ tập trung ở khu vực quanh miệng thì đó có thể do nấm gây ra. Nguyên nhân là vì mẹ không lau sạch khóe miệng bé sau mỗi lần bú mẹ hoặc ăn uống.

- Dị ứng: Thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, khói thuốc, không khí ô nhiễm cũng khiến da bé ngứa ngáy và nổi mẩn, mụn đỏ trên mặt. Ngoài ra, dị ứng thực phẩm (sữa bò, đồ tanh) cũng có thể khiến trẻ nổi mụn đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt.

Mụn đỏ trên mặt

Mụn đỏ trên mặt bé có nhiều nguyên nhân và là triệu chứng của nhiều bệnh tùy thuộc vào vị trí, mùa vụ.

Mùa hè thường xuất hiện rôm sảy, mụn nhọt...

Về mùa đông thường là chàm sữa, mề đay, tay chân miệng...

Với một số trẻ sơ sinh có thể là kê sữa, lác sữa hay viêm da cơ địa...

Kế hay giúp mẹ loại trừ luôn và ngay mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh

Các mẹ cần biết rằng da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chỉ bằng 1/5 độ dày da người lớn nên rất dễ bị tổn thương. Hơn 90% các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Do vậy, việc hiểu về làn da có vai trò rất quan trọng giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ con trước các bệnh về da, trong đó có mụn đỏ trên mặt.

Đừng quên giữ vệ sinh sạch sẽ và tắm cho con bằng bột tắm thảo dược

Đừng quên giữ vệ sinh sạch sẽ và tắm cho con bằng bột tắm thảo dược

Để triệt hạ mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh, các mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, luôn giữ con được sạch sẽ, nhất là mỗi lần cho con bú.

Thứ 2, luôn để bé thoáng mát bằng cách cho bé ở nơi thông thoáng, mặc chất liệu vải có độ thấm hút mồ hôi tốt.

Thứ 3, tránh đặt bé nằm ở nơi quá nóng hoặc ngột ngạt.

Thứ 4, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (thời tiết, thức ăn, phấn hoa…).

Thứ 5, không để trẻ dùng móng tay gãi, cào xước vùng da đang bị nổi mẩn ngứa.

Thứ 6, nói không với xà phòng, sữa tắm vì chúng có chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất làm sạch... nên rất dễ gây kích ứng và khiến các nốt mụn đỏ trên mặt mưng mủ, lở loét và diễn tiến nặng hơn.

Thứ 7, bột tắm thảo dược chính là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất lúc này. Đừng quên sử dụng Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng - 100 % từ thiên nhiên với các thành phần tinh chất Hoàng Liên, Berberin, tinh dầu Mùi… giúp làm sạch, kháng khuẩn, kháng nấm, khử mùi, chống viêm, giảm ngứa vượt trôi.

Bột tắm Nhân Hưng

Bột tắm Nhân Hưng - Hộp 30 gói

Ngoài việc giúp “cắt” tận gốc nguyên nhân gây mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh, Bột tắm Nhân Hưng còn là “trợ thủ” đắc lực giúp mẹ phòng ngừa, điều trị các chứng bệnh về da khác ở trẻ như rôm sẩy, Bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa và hăm da an toàn, hiệu quả.

Chỉ cần nắm rõ các “bảo bối” ở trên là mẹ có thể tự tin bảo vệ con tránh xa những nốt mụn đỏ trên mặt đồng thời bảo vệ và chăm sóc làn da của con yêu dễ dàng, tiện lợi ở mọi lúc, mọi nơi.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status