Khi trẻ không may bị chảy máu cam mà mẹ không biết cách xử lý sẽ khiến con bị mất máu nhiều, thậm chí còn dẫn tới những hậu quả khác nghiêm trọng hơn. Khi trẻ bị chảy máu cam nên làm gì để giúp con mau khỏi? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khi ở trong cuộc thì không thấy dễ dàng chút nào.
1, Hãy cho bé ngồi hoặc đứng ở tư thế hơi cúi đầu về trước
Nếu mẹ đột ngột phát hiện thấy bé bị chảy máu cam, dù ban ngày hay ban đêm thì việc đầu tiên là cho con ngồi hoặc đứng yên 1 chỗ, đồng thời cho đầu và cổ hơi ngả về trước. Làm như vậy để cho máu ở trong mũi có thể chảy hết ra ngoài được, tránh cho máu chảy ngược vào trong họng sẽ càng nguy hiểm hơn cho bé.
2, Không được để bé ngửa đầu ra sau hoặc nằm
Sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều bà mẹ phạm phải đó là cho bé ngửa đầu ra phía sau hoặc cho con nằm xuống giường với mục đích là ngăn không cho máu chảy ra. Nhưng trên thực tế mẹ cần biết, mũi có cả lỗ mũi trước và sau, nếu mẹ làm như vậy thì máu sẽ không chảy về đằng trước nhưng lại chảy về phía sau mũi. Mà một khi chảy ra sau mũi thì máu sẽ đi xuống họng rồi tràn vào phổi khiến con tắc đường thở.
Cho bé ngả về trước rồi bóp chặt mũi 5-10p.
3, Bóp chặt cánh mũi của trẻ tầm 5-10 phút
Trong khi mẹ cho con ngả về trước thì đồng thời mẹ dùng tay để đè chặt 2 cánh mũi trẻ. Cần phải giữ nguyên tư thế đó trong 5 đến 10 phút, quá trình giữ không được bỏ ra liên tục hoặc quá sớm, như thế sẽ giúp cho máu có đủ thời gian đông lại, nếu bỏ liên tục thì máu không đông được nên càng khó cầm máu.
4, Chườm đá lạnh hoặc khăn mát lên gốc mũi của bé
Nếu mẹ đang không biết bé bị chảy máu cam phải làm sao thì mẹ có thể dùng một viên đá nhỏ đặt lên một miếng gạc lạnh và đặt ở phía bên ngoài phần mũi đang chảy máu. Hoặc là chườm khăn mát, cách này giúp cho các mạch máu ở trong niêm mạc mũi có thể tự co lại rồi giảm chảy máu, ngừng chảy máu hẳn.
5, Chú ý vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Mũi bị chảy máu cam chủ yếu là bởi niêm mạc mũi khô, nứt, khiến mạch máu nhạy cảm và dẫn tới chảy máu. Nhất là vào thời tiết mùa hanh khô hoặc nằm điều hoà nhiều càng dễ khô mũi. Do vậy, các mẹ cần phải rửa mũi thường xuyên cho con với dung dịch nước muối sinh lý nhằm mục đích tăng độ ẩm cho mũi, làm ấm khoang mũi, tránh gây kích thích các mao mạch mũi, vì thế bé sẽ ngủ ngon và tránh bị chảy máu cam tốt hơn.
6, Phải giữ ấm và làm ẩm mũi của bé
Đối với các bé thường xuyên bị chảy nước mũi mẹ lưu ý cần nhớ giữ ấm cho mũi của con. Đặc biệt vào những ngày mùa đông các mẹ có thể dùng thêm máy làm ấm phòng hoặc máy tạo độ ẩm cho phòng. Như thế bé sẽ không sợ bị khô mũi, niêm mạc mũi cung cấp độ ẩm cần thiết nên sẽ tránh chảy máu vào ban đêm.
Cho bé nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
7, Bổ sung vitamin C, K và sắt cho trẻ
Cả vitamin K và C cũng như sắt đều có tác dụng bổ máu, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp tăng sức bền của thành mạch. Nhờ đó mà con sẽ giảm hẳn nguy cơ bị chảy máu mũi. Điển hình như các loại rau xanh, hoa quả tươi, thịt đỏ, hải sản, các loại hạt nguyên vỏ… rất giàu vitamin tốt cho sức khoẻ của con.
8, Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế
Nếu bé bị chảy máu thường xuyên và liên tục hoặc bé có những biểu hiện như không cầm máu được, bé khó thở, người nhợt nhạt, mệt mỏi thì cần phải cho con đi khám để bác sỹ tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết tốt nhất, giúp con nhanh hồi phục.
Bài viết khác:
>>> Bé bị chảy máu cam nên ăn gì cho tốt?
>>> Trẻ bị chảy máu cam khám ở đâu cho tốt?