Thuốc kháng sinh được xem là một phát kiến vĩ đại của nhân loại trong việc giúp con người có thêm kháng thể trị bệnh. Thế nhưng thuốc kháng sinh cũng là con dao hai lưỡi – rất độc hại nếu sử dụng không đúng cách. Câu hỏi đặt ra là khi trẻ bị mụn nhọt có nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh và sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt cho trẻ như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tâm tư này không phải của bất cứ riêng ai mà là nỗi lòng của rất nhiều ông bố bà mẹ đang vất vả cùng con chống chọi lại với “giặc” mụn nhọt đáng ghét. Đừng quá lo lắng hay phiền muộn, lời giải tất cả có hết ở bài viết này.
Lợi và hại khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt ở trẻ
Mụn nhọt là tình trạng viêm da cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc nhiều nhất, đặc biệt là trong mùa hè. Dấu hiệu khi trẻ mọc mụn nhọt là: vùng da trẻ nổi những nốt nhỏ, tại vùng da mọc mụn nhọt thường nóng, đỏ, đau rát.
Mụn nhọt có thể mọc ở 1 vị trí hoặc lan rộng ra thành mảng, có khi bằng hạt ngô, hạt đỗ, đôi lúc lại to như quả mận, quả trứng gà, chứa nhiều mủ. Khi mụn nhọt phát triển tới lúc “chín” sẽ vỡ và chảy nước, sau đó lành và không để lại sẹo.
Mụn nhọt rất dễ gây biến chứng nguy hiểm
Thông thường, để trị mụn nhọt chỉ cần vệ sinh vùng da mắc bệnh của trẻ bằng nước sạch hoặc dung dịch có tính sát khuẩn như betadin, cồn iod 3% hoặc thoa gel từ thảo dược nhiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và giảm sưng viêm như Oatrum Kids.
Tuy nhiên nhiều mẹ lại cho rằng mụn nhọt là do trẻ bị nhiễm khuẩn (liên cầu, tụ cầu vàng) gây ra nên nhất thiết phải phối hợp dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt cho trẻ.
Thuốc kháng sinh ở đây có thể là kháng sinh dạng bôi hoặc kháng sinh đường uống. Nhưng tốt nhất là nên kết hợp cả hai để mang lại hiệu quả nhanh nhất khi trị mụn nhọt ở trẻ. Song giới chuyên môn lại cho rằng, nếu mụn nhọt ở thể nhẹ thì không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh cho trẻ vì lợi bất cập hại.
- Về ưu điểm: Thuốc kháng sinh giúp ức chế nhanh tình trạng mụn nhọt ở trẻ, tăng kháng thể, giúp trẻ sớm phục hồi do có hàm lượng dược tính cao nên mang lại hiệu quả tức thì khi điều trị mụn nhọt ở trẻ.
Thuốc kháng sinh luôn là con dao hai lưỡi
- Nhược điểm: Thuốc kháng sinh không phải là thuốc bổ nên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi uống thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi nên rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy dài ngày, viêm ruột. Chưa hết, thuốc kháng sinh còn khiến trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, gây vàng răng, dị ứng.
Sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt không đúng cách, quá liều còn là nguyên nhân làm thay đổi vi khuẩn hoặc virus khiến cơ thể không thể kháng lại chúng dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, khiến bệnh trầm trọng hơn trong thời gian tới.
Sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt ở trẻ như thế nào là tốt nhất?
Thuốc kháng sinh có tính 2 mặt là vậy nhưng đôi khi trẻ bị mụn nhọt sẽ vẫn phải sử dụng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng với các triệu chứng như mụn nhọt mưng mủ kéo dài, sưng to, lở loét không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ li bì, mệt mỏi, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc, sốt cao…
Trẻ sốt cao li bì cần đưa đi cấp cứu luôn và ngay
Lúc này, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về tim, gan phổi, não như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng tim, viêm phổi, viêm màng não…
Thông thường sau khi nhập viện, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh lý của trẻ, nếu là mụn lành tính, ở mức độ thông thường trẻ sẽ được can thiệp bằng hình thức nặn, chích, kết hợp sử dụng kháng sinh clindamycin hay các loại thuốc mỡ kháng sinh dạng bôi, hướng dẫn cách thay băng, vệ sinh vùng da bị mụn của trẻ sạch sẽ tại nhà.
Trường hợp trẻ bị mụn nhọt nặng, có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân (amoxycillin, cephalosporin), có thể kết hợp hai loại kháng sinh hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch.
Cẩn trọng khi sử dụng kháng sinh điều trị mụn nhọt cho trẻ
Hiện nay, tụ cầu vàng – thủ phạm chính gây ra mụn nhọt ở trẻ đã kháng một số kháng sinh nên khi được bác sĩ kê sử dụng kháng sinh cho bé, các bậc phụ huynh cần sử dụng đúng thuốc, đủ liều theo chỉ định. Tuyệt đối không được dừng thuốc giữa chừng (uống tối thiểu từ 5-7 ngày) hoặc tự ý đổi sang thuốc khác.
Song song với việc tuân thủ đúng cách dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt cho trẻ, cha mẹ đừng quên bổ sung thêm các loại thực phẩm mát, giàu dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ đỡ mệt và chống lại mụn nhọt dễ dàng hơn.
Đọc thêm:
>>> Mẹ có biết Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì?
>>> Tìm hiểu: Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì