Hướng dẫn tưa lưỡi bằng mật ong

Có rất nhiều cách để đánh tưa lưỡi cho trẻ, trong đó tưa lưỡi bằng mật ong là phương pháp khá phổ biến được rất đông mẹ áp dụng. Tuy nhiên cũng có khá đông ý kiến trái chiều cho rằng không nên cho bé tưa lưỡi với mật ong

Tưa lưỡi là tình trạng xuất hiện các đốm trắng, các mảng mỏng có màu trắng sữa ở trên niêm mạc lưỡi. Có khi chúng còn lan sang cả khu vực amidan, 2 bên má và cả ở môi. Chính các mảng bấm đó gây vướng víu và khó chịu cho bé, khiến bé đau rát và gặp khó khăn khi ăn uống, vì vậy bé sẽ nhanh chóng bị sụt cân.

Hướng dẫn tưa lưỡi bằng mật ong

Mật ong là các tinh chất, dưỡng chất mà ong thu thập được từ phấn hoa, cực kỳ thuần khiết và không có bất cứ tạp chất nào. Đông y cho rằng mật ong có vị ngọt thanh, có tính bình, có tác dụng giải độc, nhuận tràng và bổ trung rất tốt.

Đặc biệt mật ong còn có công dụng giúp chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, giúp làm dịu các tổn thương ở lưỡi và giảm đau rất nhanh.

Theo nghiên cứu trong mật ong cũng chứa loại độc tố từ vi khuẩn đó là clostridium botulium giúp diệt khuẩn cực kỳ tốt.

Mật ong có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm tốt.

Mật ong có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm tốt.

Để tưa lưỡi cho bé bằng mật ong, các mẹ cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:

- Chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất

- Gạc rơ lưỡi y tế hoặc là khăn xô mềm

- Một chiếc chén hoặc bát nhỏ

Quá trình tưa lưỡi cho bé bằng mật ong

+ Khi tưa lưỡi cho bé, mẹ đeo gạc vào đầu ngón tay, sau đó chấm vào với mật ong, đưa lên miệng bé rồi bắt đầu làm sạch khoang miệng. 

+ Mẹ lùa nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi của bé để loại bỏ các mảng mỏng màu trắng, lôi ra ngoài. Chỉ sau 1 lần là bé đã thấy dễ chịu hơn rất nhiều, bé cũng sẽ ăn uống tốt hơn.

+ Mỗi ngày mẹ tưa khoảng 2-3 lần cho bé tưa vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ, nhớ chỉ cần dùng một lượng nhỏ mật ong, không nên quá nhiều.

Những lưu ý khi tưa lưỡi bằng mật ong

- Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những bé trên 1 tuổi, không nên áp dụng với những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhất là bé dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì giai đoạn sơ sinh thường khá nhạy cảm với chất clostridium botulium có trong mật ong, vì thế dễ xảy ra những phản ứng dị ứng không đáng có.

Tránh sử dụng những loại mật ong pha trộn tạp chất.

Tránh sử dụng những loại mật ong pha trộn tạp chất.

- Khi sử dụng mật ong để tưa lưỡi cho con mẹ chú ý phải dùng mật ong nguyên chất, không pha trộn bất cứ chất khác thì mới có hiệu quả. Trên thị trường hiện nay bán nhiều loại mật ong pha tạp, thậm chí là mật ong giả được nấu từ đường, loại này không có hiệu quả khi dùng mà còn gây hại cho bé. Do đó mẹ cần đảm bảo lựa chọn đúng loại mật nguyên chất và chất lượng thì mới có tác dụng diệt khuẩn tốt.

- Sử dụng lượng mật ong vừa phải để tưa lưỡi. Mẹ không nên tham lam mà dùng quá nhiều mật ong đưa vào miệng trẻ. Cách này không chỉ không có tác dụng mà còn gây khó chịu cho bé bởi vì mật ong ngọt sẽ gây khé cổ chảy vào cổ họng khiến trẻ sặc, dễ nuốt cả các mảng bám tưa lưỡi vào trong bụng.

- Cần vệ sinh tay thật sạch sẽ cho bé trước khi tưa lưỡi, có thể dùng xà bông rửa tay rồi rửa qua với nước muối sinh lý. Tránh trường hợp tay đang bẩn mà lại đưa vào miệng trẻ sẽ càng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khoang miệng.

Lưu ý nếu như cách tưa lưỡi bằng mật ong mà không có tác dụng, đốm trắng vẫn xuất hiện thì rất có thể là do bé bị nhiễm nấm Candida. Lúc này mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được bác sỹ khám, kiểm tra và có phương án điều trị tốt nhất, tránh để lâu bé sẽ càng bị nặng hơn và khó chữa trị hơn.

Đọc thêm:

>>> Tưa lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh mẹ tham khảo

>>> Thuốc tưa lưỡi Nystatin có tốt không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status