Hướng dẫn mẹ cách xử trí khi bé mắc các bệnh ngoài da mùa nắng nóng

Rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, chàm sữa hay hăm tã…là những bệnh lý ngoài da trẻ dễ dàng gặp phải trong mùa nắng nóng. Mặc dù các bệnh lý ngoài da gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của bé, nhưng việc hiểu đúng về bệnh vẫn là điều khiến nhiều bậc phụ huynh bối rối. Thế nên, mới xảy ra tình trạng “tiền mất, tật mang” trong quá trình điều trị. Vì thế, những thông tin dưới đây sẽ là cẩm nang cực kỳ hữu ích cho cha mẹ.

Làn da được ví như tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xung quanh. Tuy nhiên, do sở hữu làn da non nớt và nhạy cảm nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ dàng bị các bệnh lý ngoài da nhăm nhe “tấn công”.

Đâu là những bệnh ngoài da trẻ dễ dàng gặp phải? Cách xử trí hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng tìm hiểu nhé.

Các bệnh ngoài da ở trẻ trong mùa nắng nóng và cách xử trí “một phát ăn ngay”:

Chàm sữa

Khi thấy da trẻ xuất hiện mảng hồng ban, khi chạm vào thấy thô ráp và bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti xuất hiện ở hai má rồi lan đến cằm, trán. Sau đó, da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy.

Tiếp đến có thể xuất hiện mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy…99% bé đã mắc phải chàm sữa rồi mẹ ạ.

 Chàm sữa ở bé sẽ nhanh chóng biến mất khi mẹ xử trí đúng cách

Chàm sữa ở bé sẽ nhanh chóng biến mất khi mẹ xử trí đúng cách

Lúc này, cha mẹ cần xử trí nhanh bằng cách:

- Không để móng tay bé dài, vì có thể gây xước, loét vết chàm. Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi.

- Tắm nhanh cho bé bằng nước ấm, kết hợp sử dùng ½ gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hoà tan vào 1.5- 2l nước ấm, lau vùng da chàm sữa cho bé. Tốt nhất là 2 lần/ ngày.

-Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt, hoặc các loại lá tắm ẩn chứa thuốc sâu…gây kích ứng và nhiễm trùng da bé.

- Việc thức ăn hay nước dãi dính vào mặt có thể gây kích ứng da nhạy cảm của bé, vì thế trước khi cho bé ăn hay ngủ mẹ hãy cẩn trọng để tránh thức ăn dính vào bé nhé.

-Chú ý, nên mặc cho bé quần áo có chất liệu thoáng mát. Hãy sử dụng quần áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải, dễ gây kích ứng cho da bé.

Hăm tã

Hăm tã là bệnh lý cực kỳ phổ biến mà 99% các bé đều gặp phải trong những năm tháng đầu đời.

Nguyên nhân chính là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và hình thành các dấu hiệu hăm như ửng đỏ, ngứa rát, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da vùng này sẽ sưng tấy đỏ, xuất hiện mụn đỏ sinh mủ thậm chí lở loét gây đau đớn. Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.

Chú trọng vệ sinh da bé là điều vô cùng quan trọng trong điều trị hăm tã cho trẻ

Chú trọng vệ sinh da bé là điều vô cùng quan trọng trong điều trị hăm tã cho trẻ

Cách xử trí của cha mẹ:

- Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.

Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

- Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.

- Nếu có thể, bạn nên hạn chế đóng bỉm để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

- Sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng: Mỗi ngày mẹ dùng 1 gói nhỏ 2 gram, hòa vào 1 lít nước ấm, vệ sinh nhẹ nhàng vùng hăm cho bé, không tắm tráng lại bằng nước. Kiên trì làm 2 - 3 lần/ngày sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Rôm sảy

Mùa hè nắng nóng là thời điểm thuận lợi cho bệnh rôm sảy bùng phát ở trẻ. Bệnh rất dễ nhận biết bằng những hạt hồng lấm chấm, hơi cứng và có thể có nước. Vị trí rôm nổi nhiều nhất thường là lưng, bả vai, bắp tay, bắp chân, ngực của bé.

 Không gian thoáng mát sẽ giúp bé hạn chế bị rôm sảy ghé thăm

Không gian thoáng mát sẽ giúp bé hạn chế bị rôm sảy ghé thăm

Để giúp trẻ thoát khỏi những ngứa ngáy khó chịu do rôm, mẹ nên:

- Cho bé mặc đồ có chất liệu thoáng mát, hút ẩm tốt

- Chú ý lau hoặc thay áo ngay khi thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi

- Hạn chế cho trẻ vận động nhiều trong điều kiện thời tiết nắng nóng; Cho trẻ ở nơi thoáng mát, ít người và chơi các bộ môn thể thao hay trò chơi vừa sức

- Bổ sung nước, sữa và thực phẩm giàu tính mát trong mùa hè và khi thời tiết nóng nực.

- Mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ.

- Tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng. Cách sử dụng: Dùng 1 gói hòa vào 5 - 7 lít nước ấm, tắm toàn thân cho bé hàng ngày.

Mụn nhọt

Vi khuẩn chính là thủ phạm gây ra tình trạng mụn nhọt ở trẻ, nguyên nhân gián tiếp để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nằm ở cách vệ sinh và chăm sóc trẻ không đúng các

Không dùng lá tắm, kem bôi trị mụn…là cách để giúp bé không gặp phải những biến chứng nguy hiểm

Không dùng lá tắm, kem bôi trị mụn…là cách để giúp bé không gặp phải những biến chứng nguy hiểm

Vì vậy, cách xử trí thông thái nhất chính là:

- Mẹ không nên tắm cho trẻ bằng các loại lá tắm dân gian vì những loại lá này có thể chứa sâu bọ, bụi bẩn, tạp chất khiến mụn nhọt phát triển thành mụn mủ và gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não mủ và tử vong.

- Không sử dụng kem bôi trị mụn cho trẻ 1 cách tùy tiện, nhất là những loại có chứa corticoid.

- Muốn con thoát khỏi mụn nhọt nhanh chóng mẹ đừng quên giữ trẻ luôn sạch sẽ; cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, mềm mịn; cắt móng tay thường xuyên tránh để trẻ gãi, cào cấu làm vỡ mụn nhọt…

- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa để “cắt” tận gốc nguyên nhân gây mụn nhọt chỉ sau 3-5 ngày.

Mẩn ngứa

Mẩn ngứa ở trẻ phần lớn là do cơ địa, chế độ ăn hàng ngày hoặc các tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài.

 Không dùng lá tắm, kem bôi trị mụn…là cách để giúp bé không gặp phải những biến chứng nguy hiểm

Không để trẻ gãi lên vùng da bị tổn thương, chú ý mặc quần áo thoáng mát…mẩn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất trên da bé

Cách xử trí:

- Đảm bảo da trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. 

- Mang bao tay chân cho trẻ, không cho trẻ gãi lên vùng da bị tổn thương.

- Không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ, giữ cho da trẻ được khô ráo và sạch sẽ, tránh thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ; Hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với nắng và gió bên ngoài.

- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng, 100% từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối, điều trị dứt điểm sau 3-5 ngày.

Ghẻ

 Cách xử trí hiệu quả nhất là tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Cách xử trí hiệu quả nhất là tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên ghẻ, do đó nó có thể lây lan nhanh khi từ những nốt đỏ chúng có thể vỡ và rỉ dịch ra ngoài, sau đó đóng thành vảy. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng.

Cách xử trí hiệu quả nhất là tập cho trẻ có thói quen vệ sinh tay chân thường xuyên trong ngày và tắm rửa sạch sẽ sau mỗi lần vui chơi.

Chốc lở

 Chốc lở dễ lây lan nên cha mẹ đặc biệt lưu ý khi điều trị

Chốc lở dễ lây lan nên cha mẹ đặc biệt lưu ý khi điều trị

Chốc lở là bệnh lý ngoài da thường phát triển vào mùa hè nắng nóng. Do đó để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé bằng việc tắm rửa hàng ngày với nước sạch.

- Cách ly trẻ ở phòng riêng, dùng riêng các đồ dùng sinh hoạt như chăn màn, khăn tắm, chậu rửa mặt… để tránh lây bệnh cho những người khác trong gia đình.

- Bên cạnh đó, cần điều trị tích cực những vết thương, vết trầy xước, vết côn trùng cắn trên da theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Ngoài ra, cha mẹ cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn hoặc bế ẵm trẻ. Trẻ cần được cắt móng tay để không cào gãi gây trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Ông cha ta có câu, “sai một ly, đi một dặm”, trong trường hợp bé mắc phải các bệnh lý ngoài da câu nói này không hề sai. Nếu cha mẹ thiếu hiểu biết về bệnh cũng như bối rối trong cách xử lý hoặc điều trị sai cách…đều sẽ để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ. Do đó, nhận biết và áp dụng cách xử trí thông thái khi bé mắc phải các bệnh lý ngoài da là điều vô cùng quan trọng đối với các bậc cha mẹ.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status