“Nhỏ mà có võ” là câu nói vui của các mẹ có con bị mụn nhọt, vì ít ai ngờ rằng những vết mụn nhọt bé tí đó, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bệnh mụn nhọt có xuất phát điểm triệu chứng giống như rôm sảy, nhưng lại khác nhau bởi tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Nguyên nhân hình thành mụn nhọt ở trẻ nằm ngay ở cách vệ sinh và chăm sóc da trẻ không đúng cách của bố mẹ, tạo thời cơ thuận lợi cho vi khuẩn trên da xâm nhập và phát triển, hình thành mụn nhọt.
Nguyên nhân hình thành mụn nhọt ở trẻ nằm ngay ở cách vệ sinh và chăm sóc da trẻ không đúng cách của bố mẹ
Chia sẻ của mẹ Nguyễn Thị Minh Hạnh (phường Thanh Châu, Phủ Lý, Hà Nam) về trường hợp bé Kiên (29 tháng tuổi) bị mụn nhọt, chị rầu rỉ nói: “Con mình từ lúc sinh ra đến hơn 2 tuổi chưa từng bị bệnh ngoài da nào cả, vậy mà mới đây bé bị nổi mụn nhọt ở cổ và lưng. Ban đầu, thấy thì cũng hơi lo lắng mà nghĩ đơn giản cứ vệ sinh, tắm rửa hàng ngày là hết. Ấy vậy mà suốt gần 2 tuần bệnh không hết mà còn có dấu hiệu đóng mủ, lỡ loét nhiều hơn”.
Nhận định về tình trạng mụn nhọt ở trẻ, bác sỹ Nguyễn Văn Lộc (Bác sỹ cao cấp – Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương) nói thêm, mụn nhọt ở trẻ là chuyện hết sức bình thường nhưng chớ xem thường, vì chỉ cần “sai một ly là đi một dặm” dẫn đến biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra. Vậy nên cần hết sức tỉnh táo để quan sát, theo dõi tình trạng của trẻ và có phương án điều trị, chăm sóc kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương chia sẻ về kinh nghiệm trị mụn nhọt cho bé
Một số gợi ý về cách chăm sóc và điều trị đúng cách cho trẻ bị mụn nhọt theo tiêu chí “3 không và 5 nên” mà bác sỹ Nguyễn Văn Lộc đã chia sẻ để các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình như sau:
3 không
- Thứ nhất, tuyệt đối không áp dụng các phương pháp tắm hay đắp lên vết mụn nhọt của trẻ bằng các mẹo dân gian như lá chè xanh, lá kinh giới, mướp đắng,… vì tiềm ẩn quá nhiều rủi ro về nguồn gốc, xuất xứ, tác động từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, bụi bẩn, vi khuẩn,…
- Thứ hai, không sử dụng các sản phẩm vệ sinh hàng ngày chứa các thành phần hoá chất kích ứng cho trẻ như chất bảo quản, chất tạo mùi, chất tạo bọt, chất diệt trùng,… bởi các hoá chất này sẽ làm tình trạng mụn nhọt của trẻ nặng hơn.
- Thứ 3, không sử dụng bất cứ loại thuốc bôi, thuốc uống nào cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, nếu sử dụng lung tung sẽ gây viêm nhiễm, ngộ độc nguy hiểm cho trẻ.
Lạm dụng kem bôi sẽ làm tình trạng bít tắc lỗ chân lông dẫn đến tình trạng mụn nhọt chầm trọng hơn
5 nên
- Giữ mọi thứ xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát: Tráng nước sôi các loại đồ chơi, vật dụng sinh hoạt; giặt giũ, phơi nắng các loại quần áo, chăn ga, gối nệm; lau chùi, quét dọn và phun thuốc diệt côn trùng trong phòng hoặc xung quanh không gian sinh hoạt của trẻ; giữ nhiệt độ phòng luôn thoáng mát, không khí lưu thông tốt từ trong ra ngoài.
- Chọn lựa các loại quần áo có chất liệu cotton thiên nhiên, mềm mại, thoáng khí để vùng da bị mụn nhọt của trẻ được thở, tránh hầm bí tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Cắt gọn móng tay của cả trẻ và người chăm sóc, không tự ý nặn vết mụn nhọt, ngăn không cho trẻ cào hay gãi để tránh lây lan sang các vùng da khác.
- Bổ sung cho trẻ các loại rau, củ hay thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, ngăn chặn sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong cơ thể.
Cho bé ăn hoặc uống nhiều nước hoa quả giúp khả năng miễn dịch và nóng trong của bé cải thiện rất tốt
Đọc thêm: Bé bị mụn nhọt khám ở đâu cho tốt
- Đặc biệt, sử dụng bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng để tắm cho trẻ hàng ngày và pha đậm đặc để bôi thường xuyên ngày 2-3 lần lên vùng da bị mụn nhọt của trẻ. Với bộ tứ tinh chất được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như thảo dược Hoàng Liên, Berberin thực vật, chất diệp lục Chlorophyll và tinh dầu Mùi, bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng được đánh giá là một giải pháp hoàn hảo đáp ứng 4 tiêu chí trong điều trị bệnh ngoài da cho trẻ là “kháng khuẩn, sạch da, an toàn, hiệu quả”.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Da bé khỏe, không bít tắc bã nhờn từ các tuyến mồ hôi làm hết mụn nhọt, hăm tã, rôm sảy... đồng thời tạo chất kháng khuẩn bề mặt da bé
Hi vọng rằng, những chia sẻ thú vị của bác sỹ Nguyễn Văn Lộc về cách chăm sóc và điều trị bệnh mụn nhọt ở trẻ sẽ bổ sung thêm những kiến thức quý báu, giúp các mẹ chăm sóc và bảo vệ con yêu của mình khỏi các bệnh ngoài da, chứ không riêng gì mụn nhọt kia nhé.
Lưu ý: Những biến chứng của bệnh mụn nhọt ở trẻ