Hướng dẫn cách tập nói cho bé hiệu quả

Tập nói là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Tập nói cho bé không phải là một công việc quá khó khăn nhưng cũng không phải dễ dàng. Mỗi bé đều có một tốc độ phát triển riêng. Có bé biết  nói nhanh, có bé nói chậm.

Chính vì vậy, khả năng nói của bé cũng phụ thuộc vào những phương pháp cha mẹ tập nói cho bé. Trẻ biết nói sớm phản ánh trí thông minh và khả năng nhận biết của trẻ tốt hơn những đứa bé khác. Làm cha mẹ thật sự rất hạnh phúc khi con yêu bập bẹ nói những tiếng đầu đời.

Hướng dẫn cách tập nói cho bé hiệu quả

Hướng dẫn cách tập nói cho bé hiệu quả

1. Tầm quan trọng của việc tập nói cho bé

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ luôn có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Chính vì vậy việc tập nói cho bé là vấn đề vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm.

2. Tuyệt chiêu tập nói cho bé hiệu quả

Để tập nói cho bé hiệu quả bạn cần nắm vững những tuyệt chiêu sau đây, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

2.1. Nói chuyện với bé

Trước khi bắt đầu làm một việc gì như: tắm, thay tã, cho bé bú mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực cao.

2.2. Coi bé như người bạn

Tức là mẹ dành thời gian giao tiếp với bé một cách tự nhiên và thoải mái. Nên gạt bỏ trong đầu suy nghĩ, bé còn nhỏ, không hiểu gì; thay vào đó, mẹ có thể tâm tình với bé như với một người bạn.

Các bé có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ rất lâu trước khi hiểu ngôn ngữ và biết nói. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên. Khi bạn trò chuyện với bé, bạn nên ngắt quãng hợp lý để xem xét phản ứng quan tâm từ bé.

2.3. Đọc truyện cho bé nghe và nói chuyện với bé

Ngay từ những ngày đầu tập nói, bé đã bắt đầu biết quan sát và học hỏi từ chính cha mẹ của mình và những người xung quanh. Đó là lý do vì sao khi tập nói cho bé, các mẹ nên chú ý và nói chuyện với con thường xuyên hơn, đọc cho con nghe nhiều câu chuyện hay và bổ ích không những để hiểu con đang muốn gì mà còn giúp con học hỏi, biết nói chuyện, biết thể hiện cảm xúc của bản thân, giúp gắn kết thêm tình cảm mẹ con.

Nụ cười hạnh phúc của con thơ 
   Nụ cười hạnh phúc của con thơ

2.4. Cho bé đến chỗ đông người 

Để tập nói cho bé có hiệu quả mẹ cần tạo điều kiện cho bé giao tiếp với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ có xu hướng thích gần gũi và chơi cùng với bạn đồng trang lứa. Nhờ vậy mà khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng được cải thiện rất nhanh.

Các mẹ nên cho con đến vườn bách thú, bách thảo, bảo tàng, công viên... sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Những hoạt động bổ ích này giúp con nhận biết tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động, phong phú.

2.5. Dùng từ ngữ đơn giản, rõ ràng

Khi tập nói cho bé mẹ nên dùng những câu từ rõ ràng, ngắn gọn, để con dễ hiểu, dễ nhớ hơn

2.6. Đặt các câu hỏi cho bé

Khi con 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”. Hãy chỉ cho bé một vài thứ, ví dụ như: “Con gà con kìa”, “Trái bóng ở kia”…

2.7. Chơi các trò chơi cùng bé

Chơi với bé là giúp bé có quãng thời gian vui vẻ; đồng thời thông qua quá trình đó, bạn cũng có thể hỗ trợ các bé sử dụng, rèn luyện các kỹ năng. Để có một kỹ năng tốt trong cuộc sống, bạn hãy khuyến khích bé sử dụng các giác quan khi chơi.

Việc làm này vừa tạo cho bé nhiều hứng thú hơn, giúp bé tìm tòi, khám phá, thỏa mãn trí tò mò, vừa kích thích phát triển trí não tốt hơn, không chỉ là sử dụng ngôn ngữ để tập nói cho bé mà còn sử dụng các ngôn ngữ cơ thể như: cử chỉ tay, chân, ánh mắt, thính giác bằng những trò chơi như: nhà bóng cho bé, mô phỏng âm thanh, cho bé học cách nhận biết màu sắc, mùi vị… tạo có bé biết thêm về thế giới xung quanh.

Bé tò mò, hứng thú quan sát trò chơi ghép hình cùng mẹ
  Bé tò mò, hứng thú quan sát trò chơi ghép hình cùng mẹ

2.8. Khen ngợi bé

 Khi mẹ thường xuyên khen ngợi, cổ vũ bé khi bé phát âm được từ gì đó, điều này sẽ giúp bé phấn khích và cảm thấy những nỗ lực của mình được bố mẹ quan tâm, ghi nhận. Điều này không chỉ khuyến khích khi tập nói cho bé mà còn là cách bạn dạy cho bé sự kiên trì vươn tới thành công trong tương lai.

Khi tập nói cho bé, bạn không bao giờ được chỉ trích cách phát âm hay cách diễn đạt của bé. Có thể bé nói sai, còn ê a chưa rõ âm nhưng mẹ nên từ từ khích lệ con và lặp lại các từ đó nhiều lần hơn để con có thể nghe và bắt chước theo.

Mẹ hãy để bé cảm thấy những lời khen ấy có ý nghĩa và bé xứng đáng được nhận, đừng khen một cách tùy tiện và thái quá sẽ dễ khiến bé chán nản và bỏ cuộc.

3. Các giai đoạn phát triển về ngôn ngữ cần đạt được trong quá trình cha mẹ tập nói cho bé 

- 0-3 tháng: Âm thanh ban đầu mẹ nghe được chỉ là tiếng khóc. Trẻ 3 tháng biết cười, có phản xạ khi người xung quanh nói chuyện.

- 3-6 tháng: Bé biết nói các âm "ba", "ma" ...

- 6-9 tháng: Bé biết lặp từ "ba ba", "ma ma", la hét để tạo sự chú ý.

- 9-12 tháng: Âm thanh kéo dài hơn đi kèm với biểu hiện của khuôn mặt.

- 12-15 tháng: Bé nói phát ra âm thanh rõ ràng hơn, kết hợp với cử chỉ.

- 15-18 tháng: Bé có thể tập hát được những bài hát quen thuộc.

- 18 tháng -2 tuổi: Có thể biết được từ 20 đến 25 từ và hiểu được những gì mình nói.

- 2-3 tuổi: Bé có thể trò chuyện với mẹ.

Đọc thêm:

>>> Bé hay gãi đầu gãi tai là biểu hiện của bệnh gì

>>> 15 điều đại kỵ với trẻ sơ sinh mẹ cần nhớ

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status