Những hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ không chỉ là nỗi ám ảnh của cha mẹ mà nó còn gợi nhớ về một tuổi thơ “dữ dội” mà hàng triệu trẻ em trên thế giới đang hàng ngày trải qua. Suy cho cùng, viêm da cơ địa không đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng nó trở thành “vết cắt” ảnh hưởng sâu sắc tới tâm sinh lý cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.
Viêm da cơ địa – Nỗi ám ảnh không có hồi kết
Nếu cha mẹ có một “đứa con” mắc phải viêm da cơ địa đồng nghĩa với việc phải chấp nhận những khó khăn, khổ cực gấp nhiều lần so với nuôi một đứa trẻ bình thường. Là phải chấp nhận những đêm dài mất ngủ để xoa dịu nỗi đau, cơn ngứa cho con. Là phải chạy ngược chạy xuôi tìm cách điều trị, là phải kiêng khem đủ thứ, là phải cùng con sống chung với bệnh suốt cả tuổi thơ, thậm chí cả đời... Thế mới nói, những hình ảnh viêm da cơ địa trên cơ thể con nhưng lại là nỗi ám ảnh không có hồi kết với cha mẹ. Vì sao viêm da cơ địa lại có sức tàn phá khủng khiếp tới như vậy? Xem những hình ảnh dưới đây bạn sẽ có câu trả lời:
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em - Giai đoạn khô da và sần
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, ở trẻ nhỏ bệnh tồn tại dưới tên viêm da cơ địa thể chàm. Chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân chính gây nên bệnh, nhưng những yếu tố như di truyền (từ cha mẹ sang con), cơ địa dị ứng, tiếp xúc với chất gây dị ứng (thực phẩm, khí hậu, hóa chất, lông động vật…) là những “thủ phạm” khiến bệnh bùng phát và tái phát liên tục.
Bong da, tróc vảy kèm theo khô da vùng chàm trên mặt bé
Ở trẻ nhỏ, vùng da bị bệnh thường là hai má, cằm, trán, hoặc lan sang các vùng da khác trên cơ thể trẻ. Bệnh có biểu hiện:cực kì ngứa, da khô bong tróc, đỏ ửng, nổi mụn, chảy dịch… Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây rất nhiều khó chịu cho trẻ, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nên bội nhiễm, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Viêm da cơ địa có 3 giai đoạn chính. Hình ảnh viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính với đặc điểm vùng da bị bệnh ửng đỏ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ hình thành các mụn mủ và vẩy tiết.
Giai đoạn bán cấp các triệu chứng sẽ giảm dần, da không bị phù nề, tiết dịch.
Giai đoạn mạn tính xuất hiện liken hóa, các vết nứt trên da gây đau, ngứa, trẻ khóc nhiều, kém ăn, ngủ ít.
Viêm da cơ địa ở trẻ nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên biến chứng chàm bội nhiễm, để lại sẹo gây mất mỹ quan. Bệnh thường xuyên tái phát ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ bằng cách nào?
Những hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ là nỗi xót xa của cha mẹ, dù muốn hay không bé nhà mẹ cũng đã mắc phải căn bệnh mạn tính này, nên cách duy nhất để giúp con chính là sự hiểu biết trong cách lựa chọn phương pháp điều trị.
Hiện nay, để điều trị viêm da cơ địa cho bé, cha mẹ có thể lựa chọn các loại kem bôi, thuốc kháng sinh nhưng nên thận trọng bởi kem bôi có thể chứa Corticoid khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn. Trong khi đó thuốc kháng sinh gây nên nhiều hệ lụy, điển hình là tình trạng kháng kháng sinh.
Do đó, để an toàn nhất, cha mẹ nên điều trị cho bé theo những nguyên tắc sau:
Bột tắm Nhân Hưng điều trị dứt điểm triệu chứng viêm da cơ địa (chàm sữa) ở trẻ sau 1 liệu trình
- Vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày bằng các sản phẩm chuyên dụng dành cho da bị viêm da cơ địa, điển hình là Bột tắm Nhân Hưng. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ, giúp đem lại hiệu quả cao trong điều trị triệu chứng của bệnh. Bột tắm Nhân Hưng không chứa hóa chất, không Corticoid nên tuyệt đối an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không tắm trẻ bằng nước nóng quá lâu vì có thể gây khô da, bong tróc và ngứa.
- Sau khi tắm cho bé, có thể sử dụng các loại dưỡng ẩm da thích hợp, có khả năng lưu kem trên da cả ngày, nhất là mùa đông.
Bên cạnh đó cần tuyệt đối tránh:
- Các kích thích bệnh: Chà xát, gãi, sang chấn thần kinh…
- Thực phẩm gây dị ứng: hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
- Bụi nhà, lông súc vật (chó, mèo), côn trùng đốt, sợi len, tơ…
Trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa ở trẻ tiến triển nặng, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám, điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các loại lá tắm dân gian để tránh viêm nhiễm nặng hơn.
Đọc thêm:
- Viêm da cơ địa kiêng ăn gì để mau khỏi?