Hăm tã ở trẻ em – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

30% trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi bị hăm tã đã cho thấy chứng bệnh này có mức độ phổ biến đến thế nào. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ nhất về hăm tã ở trẻ em. Từ đó, giúp bạn tự tin phòng và bảo vệ con yêu trước căn bệnh ngoài da này.

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Bệnh hăm tã được biết đến là một trong những chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chính là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ, nên rất dễ gây kích ứng khi thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh.

Hơn nữa do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt tại khu vực đóng tã trong nhiều giờ liền cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hăm tã ở trẻ.

Sử dụng tã, bỉm quá thường xuyên gây hăm tã ở trẻ

Sử dụng tã, bỉm quá thường xuyên gây hăm tã ở trẻ

Số liệu thống kê cho thấy, có trên 80% trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm tã xuất phát từ tã, bỉm. Đó có thể là do mẹ mặc sai cách (quấn quá chật,…), do tã và bỉm không đảm bảo chất lượng, khả năng thấm hút kém.

Ngoài ra, việc vệ sinh cho trẻ cũng không được chú trọng như khi tã của bé bị bẩn nhưng không được thay kịp thời hoặc mặc tã quá lâu, làn da của bé sẽ bị bí, không thông thoáng và ẩm ướt kéo dài, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, tấn công làn da bé, làm cho các vùng da này nổi mẩn đỏ, đau rát.

Những yếu tố làm gia tăng tình trạng hăm tã ở trẻ

- Lạm dụng quá nhiều phấn rôm chính là một trong những yếu tố làm gia tăng chứng hăm tã ở trẻ. Không chỉ khiến trẻ gặp nguy hiểm khi hít phải, phấn rôm còn làm bít lỗ chân lông khiến da trẻ bị bí bách, khó chịu.

- Hăm tã ở trẻ còn có thể xuất hiện khi da trẻ bị kích ứng với chất liệu của tã lót, ăn thực phẩm mới.

- Trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh,… cũng có nguy cơ bị hăm tã nhiều hơn.

- Hăm tã thường dễ xuất hiện ở những trẻ đi tiểu nhiều lần, nhất là những trẻ không được thay tã vào ban đêm. Bởi nước tiểu là vô trùng, nhưng vi khuẩn trên da bé có thể phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây khó chịu cho da.

- Trẻ dùng thuốc kháng sinh cũng dễ bị hăm tã hơn. Kể cả khi mẹ dùng thuốc kháng sinh thì cũng sẽ gặp phải nguy cơ tương tự.

- Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã ở trẻ. Do đó, dù được sử dụng những loại tã thấm hút tốt, thì cha mẹ cũng nên thay tã thường xuyên nếu bé bị tiêu chảy. Một cái tã bốc mùi là cơ hội để hăm tã xuất hiện và phát triển.

- Trẻ có làn da nhạy cảm hơn các trẻ khác như chàm bội nhiễm hoặc bị cảm lạnh, nhiễm một virut nào đó cũng có thể trở thành “nạn nhân” của hăm tã.

Ngoài ra, còn phải kể đến hóa chất trong bột giặt, nước xả vải, xà phòng, nước tắm cũng có thể trở thành tác nhân gây hăm tã ở trẻ.

Triệu chứng cho thấy trẻ bị hăm tã

Hăm tã ở trẻ có thể biểu hiện thành những mảng da khô, sáng bóng và một số khác lại ẩm ướt kèm theo những chấm li ti giống như mụn ở những vùng da có nếp nhăn như phần mông, hai bẹn, háng và bộ phận sinh dục với những dấu hiệu rõ ràng sau đây:

- Da trẻ bị nổi mẩn đỏ thường xuyên, không lặn.

- Vùng da bị hăm thường nóng hơn những vùng da khác.

- Trẻ khó chịu hoặc quấy khóc khi mẹ thay tã hay vệ sinh  vùng mặc tã.

- Các trường hợp bị hăm nặng, có thể thể xuất hiện các vết loét.

Hăm tã gây ra những biến chứng nào?

Tuy không nguy hại đến tính mạng của trẻ nhưng hăm tã cũng gây ra những phiền lụy nhất định và ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ như đau rát khiến trẻ lười ăn, không chịu chơi, giật mình, ngủ không sâu giấc.

Đặc biệt, nếu để hăm tã ở trẻ kéo dài hoặc không được điều trị kịp thời sẽ khiến hăm tã biến chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Các cấp độ của bệnh hăm tã

Các cấp độ của bệnh hăm tã

Cách điều trị hăm tã ở trẻ

Hăm tã ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm tại nhà trong vòng 3-4 ngày, quan trọng nhất là cha mẹ phải chăm sóc trẻ một cách kiên trì, cần thận và tỉ mỉ. Dưới đây là những gợi ý điều trị hăm tã các bậc phu huynh có thể áp dụng:

- Vệ sinh vùng kín và khu vực đóng tã cho bé bằng nước ấm sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông mỗi lần bé đi vệ sinh, thay tã mới. Khi rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh làm bé đau hoặc xây xát da.

- Không sử dụng khăn ướt có mùi, khăn ướt chứa cồn lau cho bé để tránh gây dị ứng.

- Không sử dụng sữa tắm, xà phòng trong thời gian bé bị hăm tã vì có thể khiến da bị kích ứng, tấy đỏ.

- Thường xuyên thay tã lót, bỉm cho bé, ít nhất 2-4 tiếng/ lần, ngay cả khi tã, bỉm còn sạch.

- Để bé ở “nude” thường xuyên để giúp bé được thoải mái, thông thoáng cũng giúp vết hăm chóng lành hơn.

- Thoa kem chống hăm cho trẻ (Desitin, Drapolene, Biolane…) nhưng không nên dùng quá nhiều, đồng thời khi tay mẹ đã đụng chạm vùng da bị hăm của bé thì mẹ không được dùng ngón tay ấy để lấy thêm kem trong hũ.

- Sử dụng các bài thuốc dân gian từ lá khế, lá trầu không, lá chè, nụ vối,... cũng là cách giúp trẻ thoát được hăm tã nhanh chóng. Nhưng lưu ý cần rửa sạch những loại lá này và chỉ nên dùng khi chúng được đảm bảo chắc chắn về nguồn gốc, xuất sứ.

- Pha bột pha nước tắm Trẻ em Nhân Hưng với khoảng 1 lít nước ấm và lau rửa cho bé cũng là cách hay đang được nhiều mẹ áp dụng. Không chỉ làm se bề mặt nhanh, kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch da, bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng còn rất an toàn và cắt nhanh tình trạng hăm da ở trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ - yếu tố quan trọng nhất loại trừ hăm tã

Vệ sinh sạch sẽ - yếu tố quan trọng nhất loại trừ hăm tã

Có cần đưa trẻ bị hăm tã đến bác sỹ?

Khi thấy trẻ xuất hiện một số những dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn phái sinh.

- Hăm tã không cải thiện hoặc tái diễn liên tục.

- Trẻ nóng sốt.

- Vùng da bị hăm phồng rộp, mưng mủ, chảy máu hoặc chai cứng.

Phòng ngừa hăm tã ở trẻ

Hăm tã ở trẻ có thể phòng ngừa một cách dễ dàng, bằng chứng là có rất nhiều trẻ chưa từng biết thế nào là hăm tã. Dưới đây là những bật mí cho cha mẹ:

- Luôn giữ cho vùng da mông và đùi của bé khô thoáng.

- Sử dụng tã, bỉm chất lượng tốt, có khả năng thấm hút cao.

- Thay tã, bỉm cho bé thường xuyên, tránh để tã quá ướt hoặc quá bẩn.

- Vệ sinh vùng đóng bỉm và vùng sinh dục cho bé nhẹ nhàng, sạch sẽ, lau thật khô mới được mặc tã mới.

- Không đóng tã quá chật, nên để vừa phải để da bé có thể thở và thông thoáng.

- Không lạm dụng phấn rôm, vì có thể khiến tình trạng bệnh hăm tã ở trẻ trầm trọng hơn và khiến bé bị viêm phổi khi hít phải.

Chăm sóc và bảo vệ làn da của con yêu là một nghệ thuật nhưng nó không quá khó nếu cha mẹ chọn đúng phương pháp. Điều trị và phòng ngừa hăm tã ở trẻ cũng vậy, chỉ cần một sự quan tâm đúng mức và chân thành sẽ giúp cha mẹ triệt hạ được chứng bệnh này nhanh chóng.

Xem thêm: >>> Cách trị hăm tã bằng Bột Tắm Nhân Hưng hiệu quả và tốt nhất

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
0.5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21