Khó chịu, đau rát, quấy khóc, cáu gắt, ngủ không ngon giấc,… là những hệ lụy có thể xảy ra khi trẻ bị hăm tã. Do đó, việc hiểu biết trọn vẹn những vấn đề xoay quanh hăm tã sẽ giúp cha mẹ khống chế được chứng bệnh này nhanh chóng và hiệu quả.
1. Hăm tã là gì?
Bệnh hăm tã là hiện tượng thường gặp nhất ở trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi với tỷ lệ lên đến 30%. Mùa lạnh hoặc thời tiết nóng ẩm kèm theo những cơn mưa kéo dài là thời điểm khiến bé dễ bị hăm tã nhiều hơn cả, vì làn da của trẻ rất nhạy cảm và mong manh.
Ngày càng nhiều trẻ bị hăm tã
2. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em
Nguyên nhân gây hăm tã là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên rất dễ gây kích ứng khi thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt tại khu vực đóng tã trong nhiều giờ liền cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hăm tã ở trẻ.
Ngoài ra, những yếu tố sau cũng làm gia tăng tình trạng hăm tã ở trẻ:
- Có đến 80% trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm tã xuất phát từ tã, bỉm (quấn quá chặt, không thay thường xuyên, chất lượng không đảm bảo, kích ứng với chất liệu tã, bỉm…).
- Lạm dụng quá nhiều phấn rôm vừa làm bít lỗ chân lông khiến da trẻ bị bí bách, khó chịu, hăm tã vừa khiến trẻ gặp nguy hiểm khi hít phải.
- Trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh… cũng có nguy cơ bị hăm tã nhiều hơn.
- Trẻ đi tiểu nhiều lần, nhất là những trẻ không được thay tã vào ban đêm.
- Trẻ dùng thuốc kháng sinh hoặc mẹ bé dùng thuốc kháng sinh.
- Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã cho trẻ.
- Trẻ có làn da nhạy cảm hơn các trẻ khác như chàm bội nhiễm hoặc bị cảm lạnh, nhiễm một virut nào đó cũng có thể trở thành “nạn nhân” của hăm tã.
- Hóa chất trong bột giặt, nước xả vải, xà phòng, nước tắm cũng là tác nhân gây hăm tã ở trẻ.
80% trẻ hăm do bỉm gây ra
3. Triệu chứng hăm tã ở trẻ em
Triệu chứng thường gặp của hăm tã là vùng da quấn tã sẽ tấy đỏ kèm theo mùi khai. Thông thường hăm tã có 5 cấp độ, bắt đầu từ những vết ửng đỏ, căng da (tập trung nhiều ở vùng xung quanh hậu môn) sau đó các vết đỏ đậm hơn làm bé đau rát, đến khi mẹ phát hiện thì da bé cũng đang ở cấp độ 3 của bệnh hăm tã.
5 cấp độ điển hình của hăm tã ở trẻ em
Do đó, việc quan sát, chú ý đến bé hàng ngày có vai trò quyết định việc mẹ phát hiện bé bị hăm tã sớm hay muộn. Ngoài ra, mẹ có thể căn cứ vào các biểu hiện dưới đây:
- Da trẻ bị nổi mẩn đỏ thường xuyên, không lặn.
- Vùng da bị hăm thường nóng hơn những vùng da khác.
- Trẻ khó chịu hoặc quấy khóc khi mẹ thay tã hay vệ sinh vùng mặc tã.
- Các trường hợp bị hăm nặng, có thể thể xuất hiện các vết loét.
4. Trẻ phải đối mặt với những biến chứng nào khi hăm tã?
Hăm tã không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm hạn chế khả năng vận động của trẻ đồng thời khiến trẻ đau rát, khó chịu và cáu gắt. Nghiêm trọng hơn khi bé không thoải mái sẽ bỏ ăn, không chịu chơi, hay giật mình, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt, nếu hăm tã không được điều trị kịp thời sẽ dễ hình thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.
Trẻ rất khó chịu khi hăm tã
5. Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ
- Luôn giữ cho vùng da mông và đùi của bé khô thoáng.
- Sử dụng tã, bỉm chất lượng tốt, có khả năng thấm hút cao.
- Thay tã, bỉm cho bé thường xuyên, tránh để tã quá ướt hoặc quá bẩn.
- Vệ sinh vùng đóng bỉm và vùng sinh dục cho bé nhẹ nhàng, sạch sẽ, lau thật khô mới được mặc tã mới.
- Không đóng tã quá chật, nên để vừa phải giúp da bé có thể thở và thông thoáng.
- Không lạm dụng phấn rôm vì có thể khiến tình trạng hăm tã ở bé trầm trọng hơn và khiến bé bị viêm phổi khi hít phải.
Tuyệt đối nói không với phấn rôm khi trẻ hăm tã
Tìm hiểu thêm: Cách chữa hăm háng ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng phải biết
6. Cách điều trị cho trẻ khi bị hăm tã
Hăm tã ở trẻ có thể điều trị khỏi tại nhà trong vòng 3-4 ngày, quan trọng nhất là cha mẹ phải chăm sóc trẻ một cách kiên trì, cẩn thận và tỉ mỉ.
Tắm bằng sữa tắm khi trẻ bị hăm tã
- Khi trẻ bị hăm tã, các mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa tắm, xà phòng để tắm rửa, vệ sinh, vì sữa tắm có chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất tạo mùi có thể khiến da bị kích ứng, tấy đỏ và làm tình trạng hăm tã nghiêm trọng hơn.
Có nên dùng mẹo dân gian trị hăm cho trẻ?
- Sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây cỏ, lá, quả để trị hăm tã cho trẻ từ lâu đã được rất nhiều bà mẹ lựa chọn. Đây cũng là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Các loại hoa lá, cây cỏ thường được dùng là chè xanh, nụ vối, lá khế, cây mã đề, lá trầu không… với cách làm đơn giản, đó là rửa sạch, cho vào nồi đun, đợi nước bớt nóng thì rửa, vệ sinh vùng hăm tã cho bé.
Chè xanh giúp đẩy lùi hăm tã hữu hiệu
- Ưu điểm: Tiết kiệm, đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
- Nhược điểm: Tốn thời gian vì vừa phải đi mua, rửa sạch, đun nấu…, ngoài ra sử dụng các bài thuốc này vẫn có thể gây kích ứng da cho trẻ vì những nguyên liệu này vẫn có khả năng chứa dư lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật, vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn và sâu bọ.
Kem trị hăm tã cho trẻ em
- Cha mẹ cũng có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ em của các nhãn hiệu uy tín như Bepanthen, Sudocrem, Desitin, Drapolene, Biolane… để trị hăm cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều, đồng thời khi tay mẹ đã đụng chạm vùng da bị hăm của bé thì mẹ không được dùng ngón tay ấy để lấy thêm kem trong hũ.
7. Có cần đưa trẻ bị hăm tã đến bác sỹ?
Khi thấy trẻ xuất hiện một số những dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn phái sinh.
- Hăm tã không cải thiện hoặc tái diễn liên tục.
- Trẻ nóng sốt.
- Vùng da bị hăm phồng rộp, mưng mủ, chảy máu hoặc chai cứng.
Trẻ nóng sốt và bị hăm tã kéo dài cần được đi thăm khám
8. Trị hăm tã cho trẻ theo hướng dẫn của chuyên gia
Theo Bác sỹ Cao cấp – Bác sỹ chuyên khoa Nhi Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, hăm tã là chứng bệnh thường gặp và có tỷ lệ mắc khá nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi trẻ bị hăm tã, yếu tố vệ sinh rất cần được chú trọng, sau nữa, cần lựa chọn cho bé một sản phẩm phù hợp, tốt nhất là được chiết xuất từ thiên nhiên để an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ.
Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng
Ông cũng khuyến cáo tới các bậc phụ huynh là nên tìm đến Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng, chỉ cần pha bột tắm với với khoảng 1 lít nước ấm và lau rửa cho bé, sẽ giúp đẩy lùi chứng bệnh này nhanh chóng và hiệu quả.
9. Kinh nghiệm trị hăm tã của các mẹ bỉm sữa
Dưới đây là những kinh nghiệm trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các mẹ truyền tai nhau.
Những điều nên làm:
- Rửa vùng kín và khu vực đóng tã cho bé bằng nước ấm, sạch rồi thấm khô bằng khăn bông mỗi lần bé đi vệ sinh, thay tã mới. Khi rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh làm bé đau hoặc xây xước da.
- Thường xuyên thay tã lót, bỉm cho bé, ít nhất 4-6 tiếng/lần ngay cả khi tã, bỉm còn sạch.
- Để bé ở “nude” thường xuyên để giúp bé được thoải mái, thông thoáng cũng giúp vết hăm chóng lành hơn.
- Hạn chế cho bé ăn các loại quả giàu axit, vì chúng có thể làm thay đối tính chất phân dẫn đến việc bé có thể bị hăm tã.
Những điều cần tránh
- Không sử dụng khăn ướt có mùi, khăn ướt chứa cồn lau cho bé để tránh gây dị ứng.
- Không nên cho con dùng bỉm trong thời gian bị hăm, vì sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Không sử dụng cùng lúc quá nhiều phương pháp trị hăm tã bởi có thể chúng sẽ đá nhau, khiến trẻ bị kích ứng da.
- Không sử dụng tã, bỉm kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
10. Hướng dẫn cách trị hăm tã bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
- Để trị hăm tã nhanh chóng và hiệu quả, các mẹ nên ưu tiên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên cùng khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa vượt trội, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng sẽ giúp trị dứt hăm tã ở trẻ chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.
- Không chỉ làm se da, giảm ngứa, mẩn đỏ ở vùng hăm tã cực nhanh, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng còn giúp tái tạo làn da, giữ ẩm cho da và cân bằng độ pH cho da trẻ. Đặc biệt, sản phẩm còn tuyệt đối an toàn và phù hợp với mọi loại da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Khi con bị hăm tã, mẹ hãy sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng theo hướng dẫn sử dụng sau đây:
Biểu hiện của hăm tã | Cách dùng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng |
Giai đoạn 1: Ửng đỏ tại vùng mặc tã | - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng vào 1 lít nước ấm, vệ sinh vùng hăm cho bé, sau đó lau khô bằng khăn mềm. - Sử dụng ngày 2-3 lần. |
Giai đoạn 2: Xuất hiện những dấu hiệu tấy đỏ, nổi nốt/ sưng/ lở loét vùng da mặc tã
| - Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm tiếp đó rửa lại bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng vào 0.5 lít nước ấm, vệ sinh vùng hăm cho bé, lau khô bằng khăn mềm. - Sử dụng ngày 3 lần vào sáng, trưa, tối. |
- Các mẹ cần lưu ý, cần tuyệt đối tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng, chỉ có như thế mới có thể phát huy được hiệu quả tối ưu của sản phẩm trong việc trị bệnh hăm tã ở trẻ.
Đọc thêm: Cách trị hăm nách cho bé bằng thảo dược tự nhiên an toàn và hiệu quả