Giời leo là bệnh phổ biến ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bệnh thường xuất hiện nhiều ở điều kiện thời tiết mưa lạnh, độ ẩm cao và nhất là khi cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm. Rất nhiều người băn khoăn tự hỏi rằng giời leo có lây không và đâu là cách giúp hạn chế tình trạng lây truyền của bệnh lý này.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết giời leo ở trẻ
Giời leo hay còn gọi là zona là bệnh viêm dây thần kinh do virus varicella zoster – virus gây bệnh thuỷ đậu gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận trên cơ thể trẻ nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng liên sườn, vùng gần tai và đùi trong. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, cổ, vai, mặt, lưng, miệng của trẻ song mức độ nguy hiểm và khó điều trị nhất là khi bệnh tấn công ở hố mắt.
Rất nhiều trẻ bị giời leo - Giời leo có lây không
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị giời leo gồm có: xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ban nổi ở một phía cơ thể, tiếp đó là mụn nước nhỏ li ti lan thành từng mảng và cuối cùng khi mụn vỡ sẽ hình thành lớp vẩy khô cứng trên da (giống như những đốm nhỏ của nốt thuỷ đậu).
Vùng tổn thương da do giời leo khiến trẻ căng da, đau rát như trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm. Một số trẻ bị giời leo còn sốt nhẹ do mệt mỏi vì đau đớn cả bên trong lẫn bên ngoài.
Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời trẻ bị giời leo có thể phải đối mặt với những hệ quả khôn lường như: tăng nguy cơ bị bội nhiễm, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mù mắt…
Trẻ có thể bị mù nếu bị giời leo ở mắt
Tham khảo: Cách trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian
Con đường lây truyền của bệnh giời leo
Trẻ bị giời leo là điều không cha mẹ nào mong muốn nhưng câu hỏi đặt ra là giời leo có lây không và đâu là con đường khiến bệnh giời leo lây lan nhanh nhất.
Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành da liễu khẳng định: Giời leo là bệnh có tính lây lan có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể trẻ hoặc từ trẻ bị bệnh sang người khỏe mạnh.
Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh của trẻ (như sờ tay, cào gãi) hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, gối, chăn, quần áo) sẽ tạo điều kiện cho virus lan truyền bệnh.
Đặc biệt trẻ có sức đề kháng yếu, người già, phụ nữ mang thai hoặc người chưa từng bị thủy đậu là đối tượng có khả năng bị truyền bệnh nhiều nhất. Tuy có tính lây lan và thời gian điều trị kéo dài nhưng giời leo vẫn có thể điều trị tại nhà bằng những cách đơn giản sau:
- Vệ sinh vùng da bị bệnh của trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng sản phẩm thảo dược có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da như Bột tắm Nhân Hưng.
Nên lựa chọn sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm cho trẻ bị giời leo
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn và gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch aluminium acetate 5% để khử trùng làm se vết thương do mụn phồng rộp vỡ ra, giúp chống viêm và giảm ngứa châm chích do tình trạng viêm gây ra.
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm (acetaminophen hay ibuprofen) nếu cần thiết. Không tự ý bôi các loại kem lên vùng da bị bệnh của trẻ. Chỉ sử dụng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Bổ sung thêm cho trẻ nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng bằng việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, B6, B12, cho trẻ uống nhiều nước.
- Cắt ngắn móng tay, đeo gang tay cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi lên vùng da đang bị tổn thương vì dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.
- Không sử dụng khổ qua, đậu xanh, gạo nếp để đắp lên vùng da bị giời leo.
- Nếu nhận thấy các nốt ban đỏ ngày càng làm trẻ bị đau rát, ngứa, lan rộng, trẻ sốt cao, li bì, mệt mỏi cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Viêm da bóng nước ở trẻ em
Phòng ngừa bệnh giời leo ở trẻ như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh giời leo ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ đúng lịch vì những vắc xin này có khả năng làm giảm thời gian, tính nghiêm trọng của bệnh giời leo và giảm nguy cơ đau thần kinh nếu trẻ mắc bệnh.
Tiêm phòng thủy đậu là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh giời leo
- Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân hoặc cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Khử trùng các vật dụng gia đình mà người nhiễm bệnh từng sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Giữ da trẻ luôn sạch sẽ, cho trẻ vui chơi nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa bụi bẩn, lông thú nuôi, hóa chất kích ứng.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất cũng là cách giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh trong cơ thể.
Đọc thêm: