Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, cứ 100 bé tới khám bệnh da liễu trong mùa hè thì có tới 10 bé mắc phải bệnh lý chốc đầu. Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trị chốc đầu ở trẻ nhỏ, nhưng để đảm bảo an toàn cho bé cha mẹ nên sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên.
Cứ 10 bé lại có 1 bé mắc phải bệnh lý chốc đầu
Mùa hè nắng nóng không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà đây còn là thời điểm “vàng” để các bệnh lý ngoài da ở trẻ gia tăng, trong đó phải kể tới bệnh lý chốc đầu. Đa số các bệnh lý ngoài da ở trẻ là do vi khuẩn gây nên, tuy nhiên “thủ phạm” khiến trẻ bị chốc đầu lại do liên cầu khuẩn. Thời tiết nóng bức, điều kiện ăn ở không sạch sẽ là nguyên nhân khiến trẻ khởi phát bệnh lý chốc đầu.
Cứ 10 bé lại có 1 bé mắc phải bệnh lý chốc đầu
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 1 tuổi, và tồn tại dưới hai hình thái tổn thương:
1. Chốc có bọng nước điển hình
Nguyên nhân chốc đầu gây nên thường do tụ cầu khuẩn. Trẻ sẽ xuất hiện những thương tổn cơ bản:
- Khởi đầu là đỏ rát với kích thước từ 0,5-1cm, sau đó tạo thành bọng nước.
- Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục từ thấp lên cao.
- Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong.
2. Chốc không có bọng nuớc điển hình
- Nguyên nhân: Thường do liên cầu tan huyết nhóm A.
- Thương tổn ban đầu: Mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp có thể thấy các thương tổn vệ tinh ở xung quanh.
- Vị trí: mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi.
- Hình thái này thường gặp trên những trẻ bị viêm da cơ địa, ghẻ, hoặc một bệnh ngoài da nào đó kèm theo bội nhiễm, hầu như không gặp thương tổn ở niêm mạc.
- Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài, nhất là khi cơ thể có nhiễm ký sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.
Dù tồn tại dưới hình thái tổn thương nào, bệnh lý chốc lở đầu cũng gây nên cho trẻ sự bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, trẻ quấy khóc thường xuyên, ăn uống kém khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu cha mẹ không kịp thời điều trị sẽ gây nên biến chứng viêm cầu thận.
Điều trị chốc đầu ở trẻ nhỏ an toàn bằng thảo dược tự nhiên
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm điều trị chốc đầu ở trẻ nhỏ bằng thuốc tân dược, kem bôi ngoài da được bày bán tràn lan. Rất nhiều loại thuốc trong số đó chưa qua kiểm định chất lượng, nếu không tìm hiểu kỹ càng về nguồn gốc, thành phần, thời hạn sử dụng... rất có thể cha mẹ sẽ mua phải các sản phẩm có chứa thành phần corticoid gây nên những biến chứng nguy hiểm cho làn da của bé yêu.
Vì vậy, thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên điều trị chốc đầu ở trẻ nhỏ bằng các loại thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Một số bài thuốc trong Đông y đem lại hiệu quả khá cao mà cha mẹ có thể áp dụng ngay:
Bồ kết nấu với gừng tươi, chè xanh thành bài thuốc trị chốc lở hiệu quả cho bé
1.Bài thuốc từ bồ kết khô
Cha mẹ chuẩn bị 8 quả bồ kết khô, 1 củ gừng tươi (7g), 25g lá chè xanh. Dùng các nguyên liệu này nấu thành nước đặc gội đầu cho trẻ. Sau đó, mẹ dùng 3 quả bồ kết khô, 10g nghệ tươi rang giòn, tán nhỏ rắc lên vùng bị chốc lở.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày làm 1 lần, thực hiện trong 7 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả.
2. Bài thuốc từ bồ công anh
Mẹ chuẩn bị nguyên liệu với tỉ lệ: Bồ công anh 15g, rau má 25g, kim ngân hoa 15g, hạ khô thảo 10g, hoa kinh giới 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, cho bé uống thay nước hàng ngày. Dùng trong 5 - 7 ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.
3. Bài thuốc từ hành hoa
Với bài thuốc này, mẹ chuẩn bị 30g hành hoa rửa sạch giã nát, trộn với một ít mật ong thành dạng sền sệt, đắp lên vùng da bị chốc lở trong 10-15 phút. Ngày đắp 2 lần. Sau 2 lần đắp, dùng nước đun từ lá trầu không gội cho sạch. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Lưu ý: Khi đắp lên vùng da chốc lở của con, mẹ phải quấn khăn (hoặc băng lại) để tránh nước thuốc chảy xuống mắt dễ gây bỏng và không áp dụng bài thuốc này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
4. Bài thuốc từ sài đất tươi
100g sài đất tươi rửa sạch, sau đó đun lấy nước gội đầu và tắm cho bé trong vòng 5 ngày liên tiếp.
5. Bài thuốc từ lá tía tô
Lá tía tô tươi 100g, rửa sạch giã nát vắt lấy nước gội đầu hàng ngày cho trẻ. Hoặc lá tía tô tươi, sài đất tươi mỗi vị 50g, rửa sạch đun lấy nước, để ấm gội đầu và tắm cho trẻ hàng ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày.
6. Bài thuốc từ tinh chất Hoàng Liên và Berberin, chiết xuất Chlorophyll, tinh dầu Mùi
Tinh chất Hoàng Liên và Berberin, chiết xuất Chlorophyll, tinh dầu Mùi được khoa học hiện đại chứng minh công dụng: kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da... Vì vậy, trong giai đoạn bé bị chốc lở bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm viêm, giảm ngứa vô cùng hiệu quả.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được khoa học chứng minh công dụng vượt trội trong điều trị bệnh ngoài da cho bé
Để cha mẹ tiện sử dụng cho bé, các chuyên gia đã chiết xuất và tạo nên sản phẩm Bột tắm trẻ em Nhân Hưng từ bài thuốc tự nhiên, không chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt, không corticoid nên an toàn tuyệt đối cho làn da của bé yêu.
Cách sử dụng: Mẹ dùng 1 gói nhỏ Bột tắm pha với 5-7 lít nước ấm và tắm cho bé hàng ngày
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng