Thời tiết giao mùa, nắng nóng khó chịu là điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ dàng mắc phải các bệnh lý ngoài da nguy hiểm, trong đó có mẩn ngứa nổi mề đay. Làm sao để “cứu” con thoát khỏi tình trạng này? Các loại thuốc chữa mẩn ngứa “hot” nhất hiện nay cũng là gợi ý không tồi cho các bậc cha mẹ lựa chọn để “cứu” con.
Mẩn ngứa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng được chú ý nhiều hơn khi xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bởi chúng ta đều biết, làn da của con mỏng và nhạy cảm gấp 5 lần làn da người lớn, vì vậy chỉ cần một biểu hiện nhỏ trên da bé cũng có thể tiến triển nhanh chóng tới giai đoạn nguy hiểm nếu không được cha mẹ điều trị kịp thời.
Trước hết, cha mẹ cần biết bệnh mẩn ngứa ở trẻ xuất hiện là do sự đáp ứng của hệ thống miễn dịch với các dị nguyên lạ từ bên ngoài cơ thể dẫn tới sự sản sinh của các chất trung gian hóa học, đặc biệt là histamin. Các chất này là nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện ngoài da như: ngứa, nổi mẩn đỏ ngoài da gây ra nhiều khó chịu cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Để điều trị cho trẻ, cha mẹ có thể lựa chọn các nhóm thuốc chữa mẩn ngứa đang rất phổ biến dưới đây:
1. Nhóm thuốc tây
Tác dụng nhanh, mạnh, sử dụng tiện lợi là những ưu điểm vượt trội của nhóm thuốc tây. Trong nhóm này, các chuyên gia chia ra thành các nhóm nhỏ sau:
Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng nhóm thuốc tây gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng
- Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa chứ không chữa được nguyên nhân, nên không giúp trẻ khỏi bệnh được hoàn toàn nếu chưa dứt được nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc các bậc cha mẹ phải tìm ra và loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa (thuốc, mỹ phẩm, bụi, thời tiết, thức ăn...). Mặt khác, các thuốc nhóm này hay gây một số tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng, bí tiểu tiện. Vì vậy, muốn dùng thuốc này cho trẻ, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Danh sách tên thuốc kháng sinh chống dị ứng mẩn ngứa ở trẻ
- Nhóm thuốc steroid (prednisolon, betamethason, hydrocortison): Khi trẻ bị dị ứng nặng như bị côn trùng đốt sưng ngứa khó chịu, có thể dùng steroid bôi ngoài da hoặc dạng uống. Tác dụng của nhóm thuốc này là chống viêm, chống ngứa, chống phù nề rất hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của thuốc là có nhiều tác dụng phụ, nguy hiểm cho sức khỏe như: viêm loét dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, béo phì, giảm sức đề kháng của cơ thể...Do thuốc steroid bôi ngoài da có thể ngấm qua da và tác động đến toàn thân nên chống chỉ định bôi thuốc trên diện rộng và không dùng trong thời gian dài, không sử dụng nhóm thuốc này khi trẻ bị nhiễm nấm.
prednisolon
betamethason
hydrocortison
- Một số thuốc trị ngứa bôi ngoài da khác như thuốc crotamiton (crotamiton 10%, kem eurax...),…: là thuốc chữa mẩn ngứa dạng mỡ, dùng để bôi ngoài da, có tác dụng làm giảm ngứa, giảm tình trạng gãi, tránh trầy xước, giảm tình trạng bội nhiễm cho trẻ. Thuốc có tác dụng nhanh và duy trì trong khoảng 6 giờ. Để sử dụng thuốc này có hiệu quả, các bậc cha mẹ có thể thoa nhẹ kem 2-3 lần cho trẻ mỗi ngày cho đến khi hết ngứa. Có một vài trường hợp ngoại lệ dùng thuốc gây kích ứng da hoặc dị ứng do tiếp xúc nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp trẻ vẫn ngứa dai dẳng sau 5 ngày sử dụng.
thuốc crotamiton
2.Nhóm các bài thuốc dân gian
Khi nền y học chưa phát triển, các bài thuốc dân gian trở thành “cứu cánh” cho ông cha nhờ điểm “cộng” an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Đến nay, các bài thuốc này vẫn được lưu truyền và áp dụng rộng rãi. Trong đó phải kể tới các bài thuốc từ cây nhà lá vườn như:
Sử dụng cây nhà lá vườn để điều trị mẩn ngứa cho bé chưa bao giờ hết “hot”
Lá chè xanh
Lá chè xanh
Dùng 20g chè xanh rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó dùng nước chè xanh để tắm sẽ đẩy lùi được những dấu hiệu khó chịu của bệnh mẩn ngứa.
Lá khế
Lá khế
Trong trị mề đay, mẩn ngứa cha mẹ có thể lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo.
Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi mẹ lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng 40gr vỏ của thân cây khế đem sắc lấy nước uống hàng ngày, hay có thể lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày cũng là cách để trị mẩn ngứa hiệu quả.
Lá kinh giới
Lá kinh giới
Để có được hiệu quả từ bài thuốc này, mẹ chỉ cần sử dụng phần ngọn mang hoa rồi sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa của con. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.
Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp xông hơi bằng nước lá kinh giới đã đun sôi cũng giúp xóa sổ những vết tích của mẩn ngứa trên da.
Lưu ý: Bài thuốc dân gian tuy đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng trước khi sử dụng cho bé cha mẹ cần chú ý tới nguồn nguyên liệu và cách sơ chế bởi các loại lá tắm thường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, trứng côn trùng...Nếu không sơ chế kỹ càng sẽ khiến da bé bị kích ứng dẫn tới nổi mẩn đỏ và gia tăng tình trạng ngứa của trẻ
Nhóm thuốc từ thảo dược tự nhiên
Trong khi các nhóm thuốc tây, các bài thuốc dân gian từ cây nhà lá vườn tiềm ẩn không ít nguy hại cho làn da của bé yêu thì y học hiện đại đã cho ra đời nhóm thuốc chữa mẩn ngứa mới có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, hoàn toàn không chứa chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo bọt nên rất an toàn khi sử dụng cho bé.
Sử dụng bột tắm từ thảo dược trị mẩn ngứa cho bé đang là xu hướng được nhiều bà mẹ Việt tin dùng
Điển hình trong nhóm này phải kể tới sản phẩm Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Với 100% từ thảo dược tự nhiên, Bột tắm nhanh chóng phát huy tác dụng sạch da, kháng viêm, chống ngứa, dịu da nên có thể điều trị triệt để các biểu hiện của mẩn ngứa mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào tới làn da của con.
Bên cạnh điều trị mẩn ngứa, Bột tắm còn là “khắc tinh” của các bệnh lý ngoài da khác: Hăm tã, chàm sữa, mụn nhọt, rôm sảy... trở thành vị thuốc không thể thiếu của mọi gia đình có con nhỏ.