Điểm danh các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng táo bón khiến trẻ đau đớn mỗi khi đi đại tiện, thậm chí còn có thể bị chảy máu gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Để trị táo bón tận gốc, việc quan trọng là phải nắm được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em là do đâu?

Trẻ bị táo bón thường có các dấu hiệu nổi bật đó là: số lượng đi đại tiện ít, có khi 1 tuần mới đi 1 lần, phân rắn và cứng nhìn như phân dê. Đặc biệt mỗi lần bé đại tiện phải dùng sức để rặn mạnh, bé nhăn nhó, đau rát và kêu khóc. Thêm vào đó còn xuất hiện cả máu trên phân, tình trạng này xảy ra nhiều lần sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Các nguyên nhân táo bón ở trẻ mẹ nên biết

Chế độ ăn uống hợp lý tạo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể bé.

Chế độ ăn uống hợp lý tạo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể bé.

- Do chế độ ăn uống không hợp lý: đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị táo bón. Nhiều cha mẹ chỉ chăm chăm cho con uống sữa mà không bổ sung rau quả và các loại trái cây cho bé, khiến trẻ bị thiếu chất xơ. Trong khi vào trong ruột chất xơ hút nước và trương lên làm tăng thể tích, làm mềm phân, bên cạnh đó chất xơ còn kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột, tăng có bóp giúp tống phân ra ngoài từ đó giúp chống táo bón. Do đó chế độ ăn mà thiếu chất xơ thường sẽ gây táo bón.

- Do trẻ uống ít nước: bạn nên biết rằng 80% cơ thể con người là nước, nước là chất khoáng thiết yếu tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Một khi bị thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hoá cũng như việc bài tiết ở đại tràng nên dễ dàng dẫn đến táo bón. Thậm chí thiếu nước còn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, thiếu sức sống.

- Do mẹ cho con ăn dặm quá sớm: việc cho bé ăn dặm sớm chính là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh mà bạn cần phải biết. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hoá của bé còn non sẽ chưa kịp thích nghi với việc tiêu hoá thức ăn mới. Nên nếu như đột ngột phải co bóp nhiều hơn, phải tiêu hoá đồ ăn có nhiều dầu mỡ hay thực phẩm có hàm lượng protein cao cũng sẽ gây ra táo bón.

- Do chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo: dinh dưỡng của bé sơ sinh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, nói cách khác đó là chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Lúc này mẹ ăn gì thì bé sẽ hấp thụ chất đó, do vậy nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, ăn ít rau xanh và hoa quả, uống ít nước sẽ khiến sữa của mẹ đặc có hàm lượng protein cao, bé sẽ khó hấp thu hết và gây ra hiện tượng táo bón.

Nên chọn các loại sữa công thức phù hợp với bé.

Nên chọn các loại sữa công thức phù hợp với bé.

- Sử dụng loại sữa công thức không phù hợp với bé cũng là một trong các nguyên nhân táo bón ở trẻ em mà ít mẹ để ý. Các loại sữa giàu chất đạm, nhất là đạm biến tính có khả năng cao gây táo bón nhiều hơn hoặc các loại sừa giàu sắt và canxi mà ít đạm cũng dễ khiến bé bị táo bón, do đó cần lưu ý khi chọn sữa cho con.

- Do tác dụng phụ của việc dùng thuốc kháng sinh: không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh sẽ gây một số tác dụng phụ không tốt như dị ứng, làm nhiễm độc các cơ quan và làm tổn thương dạ dày. Thuốc sẽ tiêu diệt cả các lợi khuẩn trong đường ruột dẫn đến rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, làm hại tới hệ thống tiêu hóa có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh phải kể đến như do rối loạn tiêu hóa, do sức đề kháng của trẻ kém hay do chức năng dạ dày chưa hoàn thiện nên dễ bị mất cân bằng và dẫn tới chứng táo bón. 

Tăng cường bổ sung chất xơ từ ra quả cho bé.

Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau quả cho bé.

Xem thêm: Bé bú mẹ bị táo bón phải làm sao?

Cách điều trị chứng táo bón ở trẻ

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em mà sẽ có cách hỗ trợ cụ thể giúp bé cải thiện tình trạng táo bón hiện tại như:

- Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau và hoa quả cho bé, với các bé nhỏ mẹ có thể xay nhuyễn rồi nấu cùng bột cho con ăn.

- Mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn để tạo ra dòng sữa tốt cho con bú

- Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày, ngoài nước lọc thì có thể uống nước ép hoa quả.

- Các bé trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung sữa chua trong chế độ ăn hàng ngày để cung cấp các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, khả năng hấp thu dinh dưỡng cao hơn, phòng ngừa và hạn chế táo bón ở trẻ.

Các mẹ lưu ý là nên chọn loại sữa chua phù hợp với độ tuổi của con, loại ít béo để hạn chế lượng protein bé phải tiêu thụ làm giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa của bé

- Tập cho bé thói quen đi đại tiện hàng ngày, đi nhanh không ngồi lâu

- Nếu tình trạng táo bón không thuyên giảm thì hãy cho con tới gặp bác sỹ để được thăm khám và chữa trị kịp thời. 

Đọc thêm:

Cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Cách chữa táo bón ở trẻ bằng phương pháp dân gian

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21