Điểm danh các loại thuốc trị mẩn ngứa cho bé

Thuốc trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có rất nhiều trên thị trường nhưng khi con dính bệnh, vẫn có rất nhiều cha mẹ thắc mắc đâu là thuốc trị mẩn ngứa cho bé mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay?

Tại sao bé bị mẩn ngứa?

Bệnh mẩn ngứa là một trong những tình trạng viêm da cấp hoặc mạn tính ở trẻ, bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi của trẻ với những biểu hiện như ngứa, mẩn những nốt nhỏ như hạt gạo ở má, cổ, lưng và thậm chí là khắp người.

 Mẩn ngứa khiến trẻ rất khó chịu

Mẩn ngứa khiến trẻ rất khó chịu

Mẩn ngứa có thể là một bệnh lý riêng biệt nhưng cũng có thể là một triệu chứng chung của nhiều bệnh về da như chàm sữa, rôm sảy, dị ứng, rối loạn chuyển hóa, bệnh về máu hoặc tâm thần. Các chuyên gia y tế cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa như thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, vệ sinh da không sạch sẽ, thiếu vitamin B – complex, phản ứng histamin dưới da hoặc hàm lượng hydrocholoric acid trong dạ dày hạ thấp quá mức cũng dẫn đến mẩn ngứa ở trẻ.

Bên cạnh đó, việc bị dị ứng với các loại chất hóa hóa có trong nước lau sàn, xà phòng tắm, nước xả vải, thuốc rẩy rửa hoặc dị ứng với các loại thuốc như penicillin, aspirin… cũng là lí do khiến trẻ khổ sở, mất ăn, mất ngủ, quấy khóc vì mẩn ngứa.

Nước lau sàn cũng là thủ phạm khiến trẻ mẩn ngứa

Nước lau sàn cũng là thủ phạm khiến trẻ mẩn ngứa

Thuốc trị mẩn ngứa cho bé mọi bà mẹ cần phải nằm lòng

Để trị mẩn ngứa cho bé việc đầu tiên là mẹ cần phải vệ sinh cho bé thật sạch sẽ bằng các sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Bên cạnh đó cần cho bé mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, không để trẻ tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, lông thú, côn trùng, bông sợi cũng như ăn các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như tôm, cua, hải sản, thịt bò, lạc…

Ngoài ra, mẹ cũng cần kết hợp sử dụng cho bé các loại thuốc nhưng tốt nhất phải có sự tư vấn, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để trị mẩn ngứa cho bé.

Về thuốc trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện có 4 nhóm thuốc sau:

- Thuốc crotamiton: Có thể đến như kem eurax hay crotamiton 10% là thuốc chữa mẩn ngứa dạng mỡ, dùng để bôi ngoài da cho bé. Nhóm thuốc này thẩm thấu rất tốt đồng thời có tác dụng nhanh và duy trì trong khoảng 6 giờ giúp giảm ngứa, trầy xước và bội nhiễm ở trẻ. Mẹ nên bôi lên vùng da bị mẩn ngứa của trẻ 2-3 lần/ngày để giúp bé thoát khỏi mẩn ngứa.

 Mẹ có thẻ bôi thuốc crotamiton để giúp trẻ bị mẩn ngứa dễ chịu hơn

Mẹ có thẻ bôi thuốc crotamiton để giúp trẻ bị mẩn ngứa dễ chịu hơn

>>> Khi Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở lòng bàn chân Báo hiệu bệnh gì mẹ có biết

- Thuốc kháng histamin: Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa chứ không chữa được nguyên nhân gây bệnh nên trẻ có thể bị tái phát khi dừng thuốc hoặc muốn giảm mẩn ngứa thì cần phải dùng kiên trì nhiều đợt. Thuốc kháng histamin hiện có 2 thế hệ bao gồm:

+ Thế hệ 1: Promethazin hydroclorid (phenergan, dimedrol), chlorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm); brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid…

+ Thế hệ 2: Loratadin, cetirizin hydroclorid; fexofenadin; acrivastin.

Hạn chế của nhóm thuốc này là có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như bí tiểu tiện, khô miệng, khô mắt nên cần phải thận trọng khi sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

 Cẩn trọng khi dùng thuốc có chứa corticoid cho trẻ

Cẩn trọng khi dùng thuốc có chứa corticoid cho trẻ

- Thuốc steroid: Được bào chế dưới các dạng uống, tiêm hoặc bôi ngoài da với tác dụng nổi bật là chống viêm, chống ngứa, chống phù nề. Có thể kể đến một số loại thuốc thông dụng thuộc nhóm này như prednisolon, betamethason, hydrocortison. Điểm trừ của nhóm steroid là có thể gây viêm loét dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, béo phì và giảm đề kháng ở trẻ. Thuốc bôi ngoài da nhưng có thể tác động đến toàn thân nên chống chỉ định bôi cho trẻ trên diện rộng và không nên sử dụng trong thời gian dài.

- Thuốc kháng sinh: Chỉ được sử dụng khi bé bị bội nhiễm cho cào, gãi gây lở viêm, sưng tấy, mưng mủ trên da. Tùy từng trường hợp bác sĩ có thể dùng kết hợp thêm các loại thuốc kháng sinh cho bé như gentamycin, clotrimasol, neomycin…

Thuốc luôn là con dao hai lưỡi, việc tự ý sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng sẽ phản tác dụng bởi vậy trước khi cho con sử dụng thuốc trị mẩn ngứa cha mẹ nên tham vấn từ các chuyên gia, bác sĩ để có được phác đồ điều trị tốt nhất.

>>> Xem thêm: Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt phải làm sao

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status