Nổi mụn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, thông thường sẽ biến mất sau vài ngày. Nhưng cũng có không ít các loại mụn nhọt nguy hiểm, khó chữa và để lại biến chứng nếu trẻ mắc phải mà cha mẹ không kịp thời xử lý.
Mọi trẻ sơ sinh đều có thể bị mụn nhọt
Là bệnh lý ngoài da thông thường nên bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng có thể là đối tượng bị mụn nhọt “tấn công”. Vi khuẩn, tụ cầu khuẩn chính là “thủ phạm” khiến trẻ bị mụn nhọt, nhưng vấn đề vệ sinh da bé không đúng cách của cha mẹ lại là nguyên nhân gián tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại.
Mụn nhọt xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể trẻ
Các loại mụn nhọt nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, những bộ phận thường xuyên tiết nhiều mồ hôi, những vùng da bị cha mẹ “bỏ quên” không kịp thời vệ sinh sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng của mụn nhọt, đó là: đầu, cổ, mặt, lưng, mông… Mụn nhọt có quá trình phát triển nhanh chóng. Theo quan điểm Tây y, mụn nhọt ban đầu là những mụn rôm nhỏ liti, khi không được vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời, mụn rôm bị vi khuẩn (tụ cầu khuẩn) tấn công gây viêm nhiễm nặng, tạo thành mủ trắng bên trong mụn.
Còn theo Đông y, mụn nhọt sinh ra là do sự tích tụ nhiệt độc và huyết nhiệt gây nên. Căn nguyên của bệnh là do gan yếu, không còn khả năng lọc và thải độc khiến độc tố tích tụ, khi bùng phát sẽ tạo thành mụn nhọt, sang lở, ngứa và dị ứng. Dù theo quan điểm nào, nếu mụn không ngừng sưng to và chứa đầy mủ bên trong kéo dài trên 2 tuần, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện tránh nhiễm trùng máu, áp-xe phổi gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Đọc thêm: Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là bị làm sao?
Mụn ở trẻ không chỉ có 1 loại
Mụn nhọt chỉ là một trong nhiều loại mụn mà trẻ có thể mắc phải trong những năm tháng đầu đời. Bởi, các loại mụn nhọt nguy hiểm ở trẻ còn bao gồm: mụn đầu đen, mụn bọc, mụn đinh râu và mụn thịt…
Mụn nhọt ở trẻ không chỉ có một loại mà còn có mụn bọc, mụn đầu đen, mụn đinh râu…
Các loại mụn nhọt nguy hiểm ở chỗ, khi không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nặng nề cho sức khỏe của trẻ. Điển hình là:
Biến chứng nhiễm trùng máu: Khi vi khuẩn gây bệnh chứa độc tố không ngừng xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng sẽ gây nên biến chứng nhiễm trùng máu.
Triệu chứng lâm sàng điển hình: suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong từ 20-50%. Trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết.
Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu: Biến chứng này khiến phổi bị tổn thương do sự tấn công của các loại vi khuẩn dẫn tới phổi tiết nhiều dịch và tạo nhiều bóng khí. Khi gặp biến chứng này trẻ sẽ cảm thấy khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ.
Tràn mủ màng tim: Là tình trạng màng tim bị viêm do các loại vi khuẩn gây ra, làm cho tim bị chèn ép, không co bóp được dẫn đến việc thiếu máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến việc các cơ quan như não, gan và tim không được nuôi dưỡng và suy giảm chức năng rất nhanh.
Viêm màng não mủ: Là tình trạng hệ thần kinh của trẻ bị các loại vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nặng nề ở màng ngoài bao bọc não và tuỷ sống. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, dẫn tới tử vong cao.
Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân do đâu
Muốn trẻ an toàn, hãy xử trí mụn nhọt theo cách này
Các loại mụn nhọt nguy hiểm sẽ “ngoan ngoãn” biến mất sau 3-5 ngày nếu mẹ áp dụng ngay những cách này:
Trẻ bị mụn nhọt cần được vệ sinh sạch sẽ
- Đặt vấn đề vệ sinh da bé lên hàng đầu: Nguyên nhân chính gây nên mụn nhọt là do vi khuẩn tấn công vào những vùng da chưa được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, muốn dập tắt ổ bệnh cần đảm bảo vùng da bị mụn nhọt của con được kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cha mẹ nên vệ sinh da con bằng nước ấm sạch, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng. Khi da con khô ráo, nên thoa ngay một lớp Oatrum Kids gel, các thành phần từ thảo dược tự nhiên có trong gel Berberine, Nano Curcumin sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng: kháng khuẩn, ức chế sự hình thành mụn mới, giảm viêm và tái tạo da, cung cấp độ ẩm, kiểm soát dầu trên vùng da mụn đồng thời giảm thâm sẹo.
Sản phẩm Oatrum Kids Gell
Sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, không corticoid nên không gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.
- Không nặn mụn, hút mủ, không đắp lá hay rắc phấn rôm, kem bôi có chứa corticoid lên vùng da bị mụn. Hành động này khiến mụn bị viêm nhiễm, kích ứng rất nguy hiểm.
- Cho bé mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Môi trường sống của bé cần sạch sẽ, loại bỏ các yếu tố gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật…
- Nên đưa trẻ tới bác sĩ nếu thấy hiện tượng sốt cao trên 39 độ, mụn nhọt kéo dài suốt 2 tuần để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tham khảo: >>> Các loại thuốc chữa mụn nhọt cho trẻ an toàn