Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp, nếu để lâu có thể khiến mắt bé bị nhiễm trùng nặng và dẫn tới giảm thị lực và mất khả năng nhìn. Bởi vậy, cần chữa đau mắt đỏ cho trẻ càng sớm càng tốt.
Bệnh đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc cấp, bệnh do virus Adenovirus hoặc vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu hay phế cầu) gây ra. Đặc biệt do trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như tròng mắt có màu đỏ, mí mắt cũng đỏ, mắt xuất hiện nhiều ghèn có màu xanh hoặc màu vàng, mí mắt của con bị sưng và sụp xuống, bé hay chảy nước mắt. Đặc biệt nếu bệnh nặng thì còn có màng trong mắt, bé bị phồng mí mắt hoặc là nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra còn có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, nổi hạch ở góc hàm và bị chảy nước mũi.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc dị ứng thời tiết.
Đọc thêm: Bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì?
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Các chuyên gia cho rằng, bệnh đau mắt đỏ ở bé sơ sinh có thể xuất hiện từ 1 ngày tới 2 tuần sau khi sinh. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng chủ yếu là do:
- Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn chlamydia: vi khuẩn chlamydia trachomatis là loại khuẩn rất phổ biến chuyên gây ra các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể, khi chúng tấn công niêm mạc mắt sẽ gây đau mắt đỏ. Những mẹ bầu mà mắc bệnh chlamydia ở cơ quan sinh dục nếu không điều trị sớm sẽ lây truyền cho trẻ trong khi sinh thường. Trẻ bị nhiễm chlamydia sẽ có biểu hiện mắt đỏ, chảy mủ, sưng mí, thậm chí còn bị phổi và ở vòm họng.
- Đau mắt ở trẻ sơ sinh do bị bệnh lậu mủ: cũng giống như chlamydia, bệnh đau mắt đỏ do lậu mủ có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường. Tầm 2 đến 4 ngày sau khi sinh bé sẽ có triệu chứng bị đỏ mắt, sưng mí và xuất hiện mủ dày ở mắt. Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ nếu không được phát hiện và có phương án điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng gây viêm màng não lẫn tủy sống.
- Trẻ bị đau mắt đỏ do phản ứng với thuốc: trẻ sơ sinh ở giai đoạn này khá nhạy cảm, mẹ chỉ cần sử dụng loại thuốc nhỏ mắt không phù hợp với cơ địa của con cũng có thể gây kích ứng khiến cho mắt trẻ bị đỏ nhẹ và hơi sưng.
- Do thời tiết: đau mắt đỏ thường hay xảy ra vào mùa hè cho đến cuối mùa thu, lúc này thời tiết bắt đầu chuyển từ nắng nóng sang mưa, độ ẩm không khí tăng cao, lúc giao mùa… là lúc mà bệnh dịch dễ bùng phát.
- Các nguyên nhân khác như vi khuẩn sống trong âm đạo, virus gây mụn rộp sinh dục... cũng có thể làm trẻ sinh ra bị đau mắt đỏ do lây lan trong quá trình sinh con.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn
Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
- Rửa sạch mắt cho bé hàng ngày: để làm sạch mắt cho con thì mẹ có thể dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc để rửa, giúp đảm bảo an toàn nhất cho các bé sơ sinh. Trong 3 tháng đầu sau sinh mẹ nhỏ ít nhất 3 lần/ngày vào sáng, trưa và tối để tránh gỉ mắt gây ngứa ngáy cho bé.
Lau sạch ghèn mắt và rửa mắt hàng ngày cho bé.
- Lau sạch hết các ghèn ở mắt: khi bị đau mắt đỏ thì mắt sẽ tiết ra nhiều ghèn bám xung quanh, khiến con khó chịu và dễ viêm nhiễm. Lúc này mẹ có thể dùng bông gòn thấm muối sinh lý hoặc là nước ấm sạch để lau hết ghèn ở mắt cho bé. Có thể lau bất cứ khi nào ghèn xuất hiện, khi lau xong thì vứt bỏ bông gòn và không sử dụng lại.
- Rửa sạch tay khi chăm sóc con: khi chăm con thì mẹ cần nhớ rửa tay sạch sẽ, nhất là trước và sau khi vệ sinh mắt. Tốt nhất nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc là dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm cho con.
- Không nên đưa bé đến nơi đông người, vì bé mới sinh sức đề kháng kém dế mắc các bệnh khác gây khó chịu, mệt mỏi cho bé
- Cho con bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng
Ngoài ra để đối phó với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé đến gặp bác sỹ để kiểm tra, kê thuốc kháng sinh nhỏ mắt giúp bé mau chóng khỏi bệnh
Bài viết liên quan:
>> Mẹ cần làm gì khi bé bị đau mắt và sưng
>> Trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì tốt cho bé?