Tắc tuyến lệ là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng do bé vừa khóc nên mắt mới đọng nhiều nước mắt chứ đó không phải là dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia y tế cho rằng, nước mắt của bé sẽ được tạo ra từ tuyến lệ đạo, sau đó nước mắt sẽ di chuyển trên mắt nhờ giúp đỡ của mí mắt và giữ cho đôi mắt luôn được làm sạch và bôi trơn.
Chỉ cần mắt chuyển động là các giọt nước mắt này sẽ bị ép vào các ống dẫn ở góc trong của mắt và khiến nước mắt thoát ra ngoài. Nhưng nếu như ống dẫn này mà bị viêm tắc 1 phần hoặc hoàn toàn thì nước mắt không thoát ra ngoài được và gây ra triệu chứng bị tắc tuyến lệ ở bé sơ sinh.
Nguyên nhân khiến bé bị tắc tuyến lệ là bởi các tế bào biểu mô không tạo được những ống dẫn để hình thành lên ống mũi-lệ (ống lệ tỵ không đi xuống mũi). Bên cạnh đó việc không chú ý vệ sinh mắt cho trẻ khiến tuyến lệ bị viêm nhiễm cũng gây ra hiện tượng tắc tuyến lệ.
Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Các mẹ có thể dễ dàng phát hiện được bé nhà mình có bị tắc tuyến lệ hay không thông qua những dấu hiệu cơ bản như sau:
Mắt của bé lúc nào cũng ướt giống như mới khóc
- Mắt của trẻ sơ sinh lúc nào cũng bị ướt giống như vừa mới khóc.
- Bé bị chảy nước mắt liên tục, có thể chảy nước mắt ở 1 hoặc là cả 2 bên mắt.
- Xung quanh mắt bé luôn xuất hiện nhiều gỉ màu vàng, nhất là vào buổi sáng thức dậy.
- Khu vực góc mắt của bé thỉnh thoảng bị sưng và đỏ.
- Nhiều khi bé khóc lớn nhưng lại không có nước mắt chảy ra.
- Vùng da tiếp xúc với nước mắt của trẻ bị nổi ban đỏ do bị kích ứng.
- Nếu như thấy mắt bé đỏ hoặc vàng thì chứng tỏ lúc này mắt trẻ đã bị nhiễm trùng.
Nhiều rỉ mắt do tuyến lệ không thông - Dấu hiệu tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở bất cứ đoạn nào ở trong hệ thống dẫn lưu nước mắt. Tuỳ vào từng nguyên nhân và tình trạng của bé mà biểu hiện có thể nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên càng để lâu mà không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tăng nguy cơ mắt bị viêm nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng tới thị giác của trẻ.
Làm gì trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ
Đa phần các trường hợp bé sơ sinh mà bị tắc tuyến lệ thì không quá nguy hiểm và không cần điều trị tại các cơ sở y tế. Có tới 90% trường hợp tuyến lệ bị tắc có thể tự khỏi, tự khai thông trở lại nếu như mẹ biết cách chăm sóc con đúng cách.
Cụ thể mẹ cần phải làm những việc sau nếu phát hiện con tắc tuyến lệ:
- Vệ sinh mắt cho con đều đặn với nước sạch: đây là công việc quan trọng và đầu tiên mà mẹ cần phải làm để giúp mắt bé luôn sạch sẽ, dễ chịu và chống không cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Theo đó mẹ sử dụng bông gòn y tế đem thấm với nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng mắt cho con, loại bỏ sạch hết các ghèn mắt dính trên mắt và cả xung quanh mắt. Nên rửa mắt tầm 4-6 lần trong ngày, khi lau nhẹ nhàng sẽ giúp con mau khỏi.
- Massage nhẹ nhàng tuyến lệ đúng cách cho bé: massage đúng cách là phương pháp hữu nghiệm giúp thông tuyến lệ cực kỳ tốt. Trước khi massage mẹ nhớ phải rửa tay thật sạch rồi mới massage để tránh gây nhiễm trùng cho con. Tiếp theo mẹ sử dụng các ngón tay để massage nhẹ vào vị trí góc mắt của bé, di chuyển từ phía góc trong của mí mắt ra phía mũi của con. Nhờ việc massage này mà có thể tạo áp lực đến ống dẫn, giúp làm thông chất lỏng khỏi đoạn bị tắc và giúp bé mau hết bệnh nhanh.
Có thể lựa chon thông tắc tuyến lệ cho bé tại các bệnh viện nhi
- Cho con thông tuyến lệ: với những bé bị nặng, áp dụng các biện pháp trên mà không có hiệu quả mẹ cần cho bé đến bệnh viện để bác sỹ khám và thông tuyến lệ. Thời gian thông chỉ mất tầm 20 phút, sau đó mẹ phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ để chăm sóc con đúng cách.
Đọc thêm:
>>> Thủ phạm khiến bé sơ sinh bị đau mắt