Lo ngại thuốc tây, kem bôi không thể trị dứt điểm được chàm sữa lại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên nhiều cha mẹ chuyển sang chữa chàm sữa bằng các bài thuốc dân gian bởi sự an toàn, thân hiện và hiệu quả mà nó mang lại.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhất định. Nhưng nhờ tiếng lành đồn xa và ưu điểm an toàn nên các bài thuốc dân gian vẫn dành trọn niềm tin của nhiều bà mẹ. Để trị chàm sữa cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản sau.
Mẹ có thể áp dụng bài thuốc dân gian để trị chàm sữa cho trẻ
Bài thuốc chữa chàm sữa từ lá chè xanh
Không chỉ là thức uống bình dị, quen thuộc của nhiều người dân Việt Nam, lá chè xanh còn có thể dùng ngoài da như một dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có các bệnh như rôm sảy, hăm tã và chàm sữa.
Theo Đông y, lá chè xanh có vị đắng chát, hơi ngọt; tính mát; vào kinh can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, tiêu thực, cầm tả lỵ, bớt mụn nhọt, khỏi chóng mặt, đẹp da thịt, minh mẫn đầu óc. Để trị chàm sữa bằng lá chè xanh, các mẹ cần:
- Chuẩn bị: Một nắm là chè xanh loại tươi, một ít muối hạt.
- Thực hiện: Rửa sạch nhiều lần lá chè xanh với nước, sau đó ngâm với muối hạt. Cho lá chè xanh vào nồi với một lượng nước nhất định, đun sôi, đợi nước ấm lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm, phần nước còn lại dành để tắm hoặc ngâm mình cho bé.
>>> Xem thêm: Chàm sữa nên ăn gì và kiêng gì cho mẹ và bé
Là chè xanh trị chàm sữa khá hiệu quả
Bài thuốc chữa chàm sữa từ là trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm với tác dụng trừ phong, sát trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm, được dùng để sát khuẩn cho vết thương, chữa đau nhức đầu do thời tiết thay đổi, viêm họng, cảm cúm, bệnh phổi, táo bón…
Đặc biệt, lá trầu không còn được sử dụng chữa nhiều bệnh ngoài da cho cả người lớn và trẻ con như nước ăn chân, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, chàm sữa, vẩy nến, lở loét, mụn nhọt.
Y học hiện đại cũng cho rằng, lá trầu không chứa các hoạt chất chống oxy hóa, hợp chất phenol, tanin, tinh dầu, vitamin… có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh ngoài da do vi khuẩn, vi nấm gây nên.
Chính những ưu điểm nổi bật kể trên cùng sự an toàn mà lá trầu không được nhiều mẹ lựa chọn để trị chàm sữa cho trẻ. Để trị chàm sữa cho trẻ bằng lá trầu không hiện có 2 cách như sau:
* Cách 1: Chữa chàm sữa bằng thoa nước lá trầu không
- Mẹ hái vài lá trầu không, rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt để thoa lên vùng da trẻ bị chàm sữa. Ngày thực hiện 1- 2 lần vào sáng hoặc tối liên tục trong 2 tuần sẽ cải thiện đáng kể tình trạng chàm sữa ở trẻ.
Đừng quên sử dụng lá trầu không khi con bị chàm sữa
* Cách 2: Chữa chàm sữa bằng tắm, vệ sinh cho trẻ bằng lá trầu không
- Rửa sạch một nắm lá trầu không, vò qua rồi cho vào nước, đun sôi. Nước nguội thì dùng khăn thấm lên vùng da bị chàm sữa của trẻ, sau đó tắm cho trẻ. Thực hiện ngày 1 lần sẽ giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chống viêm và chữa chàm sữa hiệu quả.
Xem thêm: Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa tốt nhất
Bài thuốc chữa chàm sữa từ lá ổi
Y học cổ truyền cho rằng lá ổi có tác dụng cực tốt trong việc hút độc, giải độc nên có thể sử dụng để trị được nhiều chứng bệnh trong đó có chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài thuốc chữa chàm sữa từ lá ổi cũng được thực hiện rất đơn giản:
- Chuẩn bị: Vài lá ổi tươi, nước.
- Cách làm: Rửa sạch lá ổi, để ráo nước. Cho lá ổi vào nồi cùng một lượng nước nhất định, đun sôi trong 5-7 phút. Đợi nước ấm mẹ lau lên vùng da đang bị chàm sữa của trẻ. Làm ngày một lần vào buổi tối, kiên trì thực hiện sẽ cho kết quả mong muốn.
Bài thuốc trị chàm sữa từ lá ổi cũng rất phổ biến
Bài thuốc chữa chàm sữa từ lá sim
Nhờ tác dụng làm lành vết thương, khử trùng và giảm ngứa nên lá sim được sử dụng để trị mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ. Để trị chàm sữa bằng lá sim, các mẹ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 200 gr lá sim, nước.
- Cách làm: Rửa sạch lá sim rồi đun với 1,5 lít nước. Đun đến khi nước đặc sánh lại thành dạng cao lỏng, để nguội và bôi lên vùng da trẻ bị chàm. Thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ cải thiện chàm sữa rõ rệt.
Lá sim giúp trị mẩn ngứa, chàm sữa
Bài thuốc chữa chàm sữa từ khoai tây
Khoai tây là thực phẩm có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như tinh bột và cellulose, giàu chất đạm và canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2. Khoai tây rất tốt cho việc oxy hóa các chất độc hại, chất bẩn và giúp giữ ẩm, bảo vệ da. Ít ai biết rằng, khoa tây còn giúp loại bỏ các tế bào chết, giúp lành vết thương ở da nhanh chóng nên được coi là “khắc tinh” của bệnh chàm sữa. Muốn loại bỏ chàm sữa từ khoai tây, mẹ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 4 củ khoai tây sạch, không mọc mầm, bị sâu hoặc có màu xanh.
- Cách làm: Rửa sạch khoai tây, khử trùng với nước sôi trong 1 phút, sau đó cắt lát, giã nhuyễn. Lọc nước cốt khoai tây rồi pha thêm một chút nước, bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm của trẻ.
Khoai tây cũng là “khắc tinh” của chàm sữa
Nguyên tắc chữa chàm sữa bằng các bài thuốc dân gian
Chữa chàm bằng các bài thuốc dân gian tuy an toàn nhưng về hiệu quả chữa trị thì hiện chưa có tổ chức y tế nào khẳng định. Sau nữa, việc thực hiện những bài thuốc chữa chàm sữa này cũng khá kỳ công, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mẩn, cẩn trọng từ người làm. Do chàm sữa là một bệnh dai dẳng, khó chữa và có thể gây bội nhiễm ở trẻ nên các mẹ cần đặc biệt để tâm khi sử dụng các bài thuốc từ dân gian. Cụ thể:
- Chỉ sử dụng những nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
- Sửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, sâu bọ, thuốc trừ sâu gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
- Không thực hiện các bài thuốc này khi da bé xuất hiện vết thương hở vì có thể gây viêm và nhiễm trùng da.
Bên cạnh áp dụng các bài thuốc dân gian trị chàm sữa cho trẻ, các mẹ cần:
- Tránh ăn hoặc cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa tươi nguyên chất, thịt bò…
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, không cho trẻ mặc quần áo có chất liệu len hoặc sợi tổng hợp để tránh gây ngứa, bí da.
- Không sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất kích ứng khi trẻ bị chàm sữa.
- Không tắm, lau rửa cho trẻ bằng nước nóng, chỉ nên sử dụng nước ấm.
- Không nên tự ý bôi kem hoặc mua thuốc cho bé uống vì có thể dùng sai thuốc có chứa corticoid gây hại cho làn da của bé.
- Kết hợp sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để giúp việc chữa trị bệnh chàm sữa nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:
STT | Giai đoạn phát triển của chàm sữa | Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng | Lưu ý |
1 | Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy | - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. - Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da | - Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé. |
2 | Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch. | - Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại. - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. | - Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh. - Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:
|
3 | Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc
| - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại. - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. | - Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé. - Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. |
Lưu ý: Trường hợp xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.