Chàm sữa có nên đưa bé tới bệnh viện điều trị?

Nên hay không nên đưa trẻ bị chàm sữa tới bệnh viện điều trị? Nếu đưa trẻ tới bệnh viện liệu bệnh chàm sữa có được đẩy lùi hoàn toàn? Ngược lại, trong trường hợp điều trị tại nhà cho trẻ cha mẹ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho con? Những thắc mắc này sẽ được BSCK II Trần Thị Thanh Nho – Nguyên Bác sĩ Da liễu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô giải đáp trong bài viết này.

Trẻ bị chàm sữa có thể trị dứt điểm nếu đến bệnh viện?

Thực tế cho thấy, 100% các bậc cha mẹ đều đang cho rằng: Trẻ bị chàm sữa chỉ cần đưa tới bệnh viện hoặc gặp bác sĩ sẽ có thể trị dứt điểm, không tái phát.

Là bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm, BSCK II Trần Thị Thanh Nho – Nguyên Bác sĩ Da liễu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô đã từng thăm khám cho hàng triệu bệnh nhi mắc chàm sữa cho biết quan niệm này không hẳn đúng. Đồng ý rằng, việc đưa trẻ bị chàm sữa đến gặp bác sĩ hoặc khám tại bệnh viện uy tín là một lựa chọn đúng đắn vì sẽ mang lại sự an tâm cho cha mẹ.

Cha mẹ không nên “thần thánh” quá mức việc cho trẻ đi bệnh viện chữa chàm sữa

Cha mẹ không nên “thần thánh” quá mức việc cho trẻ đi bệnh viện chữa chàm sữa

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại quên rằng, chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính, đặc trưng của bệnh là hay tái phát, nếu bé đã bị 1 lần khả năng bị lại sẽ rất cao. Bệnh khó điều trị dứt điểm, cho nên nhiều gia đình “vỡ mộng” khi 5 lần 7 lượt đưa trẻ tới bệnh viện, nhận đơn thuốc của bác sĩ về bôi, uống nhưng bệnh vẫn tái phát sau một thời gian nếu gặp các yếu tố thuận lợi (thời tiết, thực phẩm, lông động vật…).

Bởi nhẽ, dù là thuốc uống hay thuốc bôi cũng chỉ giải quyết được “phần ngọn” của bệnh, tức là chỉ điều trị triệu chứng, còn căn nguyên gốc rễ gây nên bệnh thì ngay cả bác sĩ cũng khó mà giải quyết triệt để.

Do đó, Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho khuyên các bậc cha mẹ không nên “thần thánh” quá mức việc cho trẻ đi viện sẽ điều trị triệt để được bệnh chàm sữa, bởi đôi khi đi viện xong “lợn lành lại thành lợn què” vì môi trường bệnh viện tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị lây nhiễm chéo các bệnh khác.

Điều trị chàm sữa cho trẻ tại nhà – Cha mẹ cần làm gì?

Như bác sĩ Thanh Nho đã phân tích, việc đưa trẻ bị chàm sữa tới bệnh viện chưa chắc đã là quyết định đúng đắn, vậy nếu không đưa đi viện mà quyết định điều trị chàm sữa cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần làm những gì để đảm bảo an toàn cho con và đem lại hiệu quả cao?

Bác sĩ Nho tiếp tục đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ như sau:

Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng để chữa chàm sữa tại nhà cho con

Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng để chữa chàm sữa tại nhà cho con

+ Cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của con. Trong trường hợp phát hiện chàm sữa có dấu hiệu bội nhiễm như: lở loét, vết hồng ban lan rộng, bé sốt, mệt mỏi, biếng ăn… cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

+ Cha mẹ không nên lạm dụng các loại kem bôi ngoài da có chứa Corticoid, hoặc áp dụng đồng thời nhiều phương pháp… vì sẽ không đem lại hiệu quả, ngược lại còn khiến bệnh nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm.

+ Giữ da bé luôn sạch sẽ, thoáng mát lên hàng đầu. Tuy nhiên, cha mẹ không nên sử dụng các loại sữa tắm có chứa xà phòng, chất tẩy rửa, nên sử dụng Bột tắm Nhân Hưng có nguồn gốc từ thảo dược để vệ sinh cho con.

Serum-oaobi

Kết hơp thoa Serum Oaobi trong giai đoạn trẻ bị chàm hóa, da khô bong tróc

Không chỉ bác sĩ Nho mà rất nhiều chuyên gia, bác sĩ da liễu đầu ngành đến từ bệnh viện Da liễu TW, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh-Pôn… khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng Bột tắm Nhân Hưng. Bởi đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công hoạt chất Berberine trong điều trị chàm sữa. Ngoài tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, sản phẩm giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn trên tế bào viêm, giảm viêm đỏ hiệu quả. Đồng thời giúp săn se, khô nhanh vùng da bị chàm chảy dịch, giúp giảm ngứa và bong tróc lớp da chết bên ngoài, thúc đẩy hình thành lớp da non mới mịn màng.

+ Dưỡng ẩm cho bé trong giai đoạn chàm hóa, da khô bong tróc: Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng, bởi dưỡng ẩm không chỉ giúp bé giảm ngứa, hạn chế cào gãi gây viêm da mà còn giúp da bé luôn được cung cấp độ ẩm cần thiết, đẩy nhanh quá trình liền da và tái tạo lại lớp da mới. Cha mẹ nên sử dụng Serum dưỡng ẩm Nhân Hưng trong giai đoạn này để đem lại hiệu quả cao nhất.

+ Lưu ý chế độ dinh dưỡng: Những thực phẩm có chứa chất tanh như hải sản, trứng, hay thịt bò, sữa đạm bò… các mẹ bỉm nên hạn chế tiêu thụ và cho bé ăn trong giai đoạn này, bởi đây là tác nhân khiến chàm sữa khó chữa dứt điểm và hay tái phát.

Và cuối cùng, bác sĩ Trần Thị Thanh Nho khuyên các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé bị chàm sữa hoặc tái phát lại, thay vào đó nên chuẩn bị sẵn tâm lý vững vàng để cùng con “sống chung” với bệnh ít nhất qua 2 năm đầu đời.

Chia sẻ của BSCK II Trần Thị Thanh Nho – Nguyên Bác sĩ Da liễu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô

Tham khảo: >>> Dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa nên chọn serum hay cream

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status