Mồ hôi trộm là bệnh lý có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn và cả người cao tuổi. Bệnh gây ra những bất tiện trong cuộc sống như khó chịu trong người, ngủ không sâu giấc, dễ bị cảm lạnh, ốm và với trẻ nhỏ đó có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu canxi. Với cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt sẽ giúp cha mẹ dễ dàng đối phó với hiện tượng này ở trẻ.
Tại sao lá lốt có thể trị được mồ hôi trộm ở trẻ?
Trẻ thường bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm khi đang ngủ hoặc vào ban ngày mặc dù không hoạt động hoặc thời tiết không nắng nóng. Vị trí ra nhiều mồ hôi trộm nhất ở trẻ là đầu, lưng, cổ, nách và mông bẹn.
Nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng khi thấy trẻ liên tục ra mồ hôi trộm vì mồ hôi trộm ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị thiếu vitamin D, canxi hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Trẻ thường ra mồ hôi trộm vào ban đêm
>>> Xem thêm: Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu - nguyên nhân và cách điều trị
Nhưng đôi khi, đó chỉ là mồ hôi trộm sinh lý do hệ thần kinh đại não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ đang trong thời kỳ sinh trưởng nên sự trao đổi chất thường diễn ra mạnh mẽ hơn nên dễ bị đổ mồ hôi trộm khi đang ti, nằm trong phòng quá kín gió hoặc được ủ quá kín, mặc nhiều quần áo. Nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhưng vẫn ăn uống, sinh hoạt, ngủ đủ giấc và phát triển bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đã có lá lốt – vị thuốc thân thuộc, sẵn có ở vườn nhà làm “phao cứu sinh”.
Sở dĩ lá lốt có thể chữa được mồ hôi trộm là vì theo đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, thơm có tác dụng ôn trung tán hàn, lọc và đào thải độc rất hiệu quả nên được xem là vị thuốc tốt trong điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi, đau bụng, viêm xoang chảy mủ, kích thích tiêu hóa và đau xương khớp,…
Lá lốt là vị thuốc quý chữa mồ hôi trộm hiệu quả
Lá lốt cũng là gia vị quen thuộc có mặt trong nhiều món ăn ngon truyền thống của người Việt như thịt trâu nhúng mẻ, trâu cuốn lá lốt, bò cuốn là lốt hoặc làm gia vị rau thơm cho món canh riêu cá, ốc đậu chuối xanh… Phải công nhận, sự có mặt của lá lốt giúp món ăn trở nên dậy mùi và cuốn hút hơn rất nhiều.
Tham khảo: Cách trị nước ăn chân bằng lá lốt đơn giản tại nhà
Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt như thế nào?
Để chữa mồ hôi trộm cho bé, nhiều mẹ đã áp dụng cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt và thu được những hiệu quả đáng ngạc nhiên. Dưới đây là những cách sử dụng lá lốt để điều trị chứng đổ mồ hôi trộm cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn:
* Cách 1: Chế biến các món ăn từ lá lốt:
- Chỉ cần cho trẻ ăn khoảng 50g lá lốt/ngày sẽ giúp chữa mồ hôi trộm hữu hiệu. Mẹ có thể chế biến lá lốt kèm trong các món ăn như món nướng, xào thịt bò, thịt trâu, canh cá chua, bò cuốn lá lốt nướng, trâu nhúng mẻ cho bé ăn.
Nhiều món ăn ngon từ lá lốt chữa mồ hôi trộm
Nếu trẻ còn quá nhỏ, mẹ có thể xay nhỏ lá lốt và nấu cùng cháo với thịt bò, thịt trâu đổi món cho bé mỗi ngày.
* Cách 2: Nấu nước lá lốt uống
- Nguyên liệu: 100g lá lốt tươi hoặc phơi khô được thì càng tốt, 1 lít nước.
- Thực hiện: Rửa sạch lá lốt nhiều lần dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ, cho lá lốt và nước vào nồi đun sôi, tắt bếp, để nước nguội lấy cho trẻ uống hàng ngày.
- Kiên trì thực hiện cho trẻ khoảng 1 tháng sẽ thấy cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Nấu nước từ lá lốt cho trẻ uống hàng ngày
* Cách 3: Ngâm chân tay với lá lốt
- Nguyên liệu: 30g-100g lá lốt tươi càng già càng tốt hoặc thân lá lốt, một muỗng cà phê muối, 1.5 lít nước lọc.
- Thực hiện: Rửa sạch lá lốt, cắt nhỏ, để ráo nước. Cho lá lốt, nước và muối vào nồi đun sôi 10 phút. Đợi đến khi nước còn âm ấm thì ngâm chân, tay cho trẻ 10-15 phút. Tốt nhất nên thực hiện trước khi cho trẻ đi ngủ tối để mang lại hiệu quả cao.
Ngâm chân tay bằng lá lốt rất thoải mái
Nếu mẹ đang băn khoăn không biết làm gì để loại bỏ mồ hôi trộm ở trẻ thì đừng quên áp dụng 3 cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt cho trẻ nhé. Đảm bảo mẹ sẽ rất bất ngờ về kết quả thu nhận được, nào hãy bắt đầu thực hiện ngay thôi!
Tham khảo thêm:
- Trị mồ hôi trộm bằng trùng trục như thế nào?