Hăm tã ở trẻ sơ sinh diễn ra quanh năm nhưng vào mùa hè tỷ lệ trẻ bị hăm là cao nhất vì ở nhiệt độ cao nếu trẻ được quấn tã kín và nhiều sẽ thường xuyên tiết mồ hôi đây là môi trường vi khuẩn hoạt động mạnh nhất nếu vùng da được đóng bỉm hay tã không thường xuyên khô thoáng hay được vệ sinh sạch sẽ
Thời tiết nóng nực, sử dụng tã lót, bỉm có độ thấm hút không cao, vệ sinh không đúng cách,… là những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ bị hăm tã trong mùa hè luôn ở mức rất cao. Có hay không cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Thực tế cho thấy, có rất nhiều giải pháp giúp trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và hiệu quả của chúng phụ thuộc khá nhiều vào sự lựa chọn của cha mẹ.
Khi hăm tã bùng phát trong mùa hè
Bệnh hăm tã là hiện tượng viêm da do kích ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Một khảo sát mới đây của Viện Da liễu Việt Nam đã chỉ ra, có đến 35% trẻ từ 6-9 tháng tuổi từng ít nhất một lần bị hăm tã, điều đó một lần nữa khẳng định, hiện có rất nhiều trẻ em đang phải sống chung với chứng bệnh này.
Hăm tã khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Hăm tã có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng mùa hè được xem là thời gian trẻ có tỷ lệ mắc hăm tã nhiều nhất. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, thời tiết nắng nóng khiến vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, làn da vốn mỏng manh và yếu ớt của trẻ cũng dễ đổ mồ hôi, mất vệ sinh hơn - chính là tiền đề dẫn lối cho bệnh hăm tã vào cuộc.
Mặc dù hiếm khi gây ra những hệ lụy nguy hiểm nhưng nếu không tìm được cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh sớm và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm da gây khó khăn trong điều trị. Đồng thời, hăm tã còn ảnh hưởng đến sự vận động và sức khỏe của trẻ, khiến trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, cáu gắt và khó chịu.
Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Hiện có khá nhiều cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trong mùa hè và mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và mức độ của tình trạng hăm tã, cha mẹ có thể lựa chọn cho con mình một cách phù hợp.
- Trị hăm tã bằng mẹo dân gian: Là biện pháp chiếm được khá nhiều tình cảm của các bậc phụ huynh với ưu thế đơn giản, dễ làm, tiết kiệm, an toàn lại hiệu quả. Trong đó, chè xanh, lá khế, trầu không,… là những loại lá được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, hạn chế của cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh này là cần phải thận trọng khi lựa chọn nguồn nguyên liệu, vì nếu nguyên liệu không sạch, không đảm bảo sẽ khiến da trẻ bị kích ứng, nhiễm khuẩn, viêm da.
Nên thận trọng khi bôi kem trị hăm cho trẻ
- Trị hăm bằng kem bôi: Hiện có khá nhiều loại kem bôi được bán trên thị trường có tác dụng trị hăm da cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn, bởi có thể những kem bôi này chứa những thành phần nguy hại với làn da và sức khỏe của trẻ, khiến tình trạng hăm tã trở nặng hơn. Tốt nhất, cần được sự tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng phương pháp này.
- Trị hăm tã bằng các các thói quen tốt hàng ngày: Thường xuyên thay tã lót, bỉm cho con; vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi thay đồ hoặc khi bé đi tiểu, đại tiện; sử dụng các loại quần áo, tã lót thấm hút mồ hôi; hạn chế lạm dụng phấn rôm vì dễ gây bít lỗ chân lông; nói không với sữa tắm,… là những lưu ý cha mẹ nên nhớ khi con bị hăm tã. Chính những thói quen thường nhật này sẽ giúp trẻ phòng ngừa và chữa trị hăm tã nhanh và hiệu quả hơn.
- Trị hăm tã bằng tắm thảo dược: Đang được xem là xu hướng mới được nhiều cha mẹ lựa chọn và cũng là cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh chắc ăn nhất hiện nay. Rất đơn giản, cha mẹ có thể tìm mua Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng – được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên – sau đó hòa bột với khoảng 1 lít nước, rửa sạch vùng da hăm sẽ giúp bé cải thiện tình trạng bệnh một cách rõ rệt.
Hãy sáng suốt lựa chọn cho bé yêu cách trị bệnh hăm tã phù hợp và chuẩn nhất để giúp bé khỏe mạnh và thoải mái tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ khi hè về.
Đọc thêm: Kem chống hăm bepanthen - công dụng và cách sử dụng