Các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em thường tiến triển khá phức tạp, kéo dài qua nhiều giai đoạn khác nhau và gây nhiều biến chứng khó lường. Mẹ cần phải chủ động nắm rõ được biểu hiện bệnh viêm tai giữa qua từng giai đoạn. Qua đó mà có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp đối phó kịp thời, ngăn chặn các biến chứng không may xảy ra.
Có thể nói rằng, trong số các bệnh thường gặp ở trẻ thì viêm tai giữa là bệnh dễ mắc và gây nguy hiểm lớn nhất. Một khi tai giữa bị viêm lâu ngày sẽ tràn mủ, phá vỡ màng nhĩ, làm thủng màng nhĩ và khiến trẻ bị điếc vĩnh viễn.
Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể tấn công sâu hơn vào sọ và não của trẻ, gây viêm màng não, áp xe màng não, tấn công dây thần kinh số 7, làm liệt mặt và đe doạ tới tính mạng của trẻ.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu ngay sau đây, các mẹ cần nắm rõ để chủ động nhận biết sớm nhất có thể.
Tổng hợp các dấu hiệu bệnh viêm tai giữa qua từng giai đoạn
1.Giai đoạn ban đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh thì trẻ sẽ có những biểu hiện cơ bản như sau:
Sốt là dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em phổ biến nhất.
- Trẻ đột ngột bị sốt, mà thường là bị sốt cao 39-40 độ C, người bé nóng ran
- Trẻ xuất hiện tình trạng bị co giật kèm theo quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, ăn kém
- Bé thường xuyên nôn trớ, ói mửa, thậm chí vừa ăn xong là nôn hết ra ngoài
- Trẻ ngủ kém, ngủ không ngon giấc, hay giật mình giữa đêm, mệt mỏi và bị sụt cân
- Bé bị đau tai, có khi đau nhức sâu trong tai, ngứa tai. Cơn đau này thường đau theo nhịp mạch đập và đau lan ra sau tai, đau cả ở thái dương hoặc đau xuống răng
- Cơn đau tai có thể dừng lại rồi tái phát liên tục, kèm theo đó bé sẽ bị ù tai, phản xạ với âm thanh bên ngoài kém. Hầu hết các bé mới bị viêm tai giữa cấp thì đều đau tai dữ dội, vì thế mà bé quấy khóc liên tục, bứt tai vò đầu.
- Rối loạn tiêu hóa cũng là 1 trong các dấu hiệu bé bị viêm tai giữa giai đoạn đầu mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi chúng đi kèm các triệu chứng trên. Mẹ sẽ thấy con bị đi ngoài lỏng nhiều lần, tiêu chảy, thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt.
2.Giai đoạn vỡ mủ
Nếu các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em ở giai đoạn ban đầu mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì chỉ khoảng vài ngày sau là bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn mới, gọi là giai đoạn vỡ mủ. Lúc này thì màng tai của trẻ đã bị thủng khiến cho mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai. Trẻ cũng có các biểu hiện khác nữa như:
- Có dịch mủ vàng hôi tanh chảy ra từ trong lỗ tai ra ngoài tai
- Trẻ cũng đỡ sốt hơn, không còn quấy khóc như trước, bé ăn được và ngủ được.
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa được cải thiện và bé đi ngoài trở lại bình thường.
- Lúc này trẻ cũng thấy hết đau tai do mủ đã được chảy ra ngoài.
Bệnh viêm tai giữa giai đoạn cuối thường gây chảy mủ vàng.
Tuy nhiên mẹ đừng nên chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi, lúc này có thể triệu chứng bệnh giảm đi nhưng về thực chất bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển. Thậm chí là tiến triển ở mức độ nguy hiểm hơn, ngày càng phát triển nặng hơn và nguy cơ gây biến chứng cao.
3.Giai đoạn mãn tính
Bước sang giai đoạn mãn tính này, hầu hết các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ đều đã thuyên giảm, thậm chí còn khiến mẹ nghĩ con đã khỏi. Dấu hiệu điển hình nhất lúc này đó là có dịch mủ vàng chảy ra ở tai của trẻ khiến trẻ sẽ bớt đau hơn.
Lúc này màng nhĩ của con đã bị thủng, làm khả năng nghe bị suy giảm đi và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Đồng thời trẻ cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị biến chứng về não như viêm màng não, viêm họng, viêm mũi…
Để tránh xảy ra nguy hiểm với con, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên, mẹ hãy cho con đi khám và có các biện pháp can thiệp sớm nhất.
Đọc thêm: Bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em