Trẻ sơ sinh một khi mắc viêm phổi nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong. Nhưng làm thế nào để biến cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi thì cha mẹ cần đọc ngay bài này.
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở bên trong phổi. Bệnh thường xuất hiện khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào trú ẩn trong cơ quan này, tại đây chúng sẽ sinh sôi nảy nở và tạo thành các ổ nhiễm trùng. Thường gặp nhất đó là phế cầu khuẩn, vi khuẩn Gram âm hoặc là các loại virus hợp bào.
Nếu kéo dài không phát hiện sớm, viêm phổi có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi, viêm màng não, tràn dịch màng tim và trụy tim, gây khó thở rồi đe doạ đến tính mạng. Chính vì thế các mẹ tuyệt đối không được chủ quan với bệnh.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Thực tế ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, đôi khi còn rất mờ nhạt nên khó phát hiện ra. Đa phần các trường hợp khi đã phát hiện ra bệnh thì đã nặng, thậm chí còn bé còn bị viêm phổi mãn tính.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường sốt cao, mệt mỏi và quấy khóc.
Tuy nhiên các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được bé sơ sinh bị viêm phổi hay không thông qua những triệu chứng cơ bản như sau:
- Đầu tiên, bé thường xuyên bỏ bú, bú kém hơn bình thường, bú ít hơn.
- Trẻ dễ bị nôn trớ và nôn nhiều, có thể nôn bất cứ khi nào, ngay cả khi đang nằm.
- Bé bị sốt cao, thường sốt trên 38 độ C.
- Trẻ sơ sinh bị thở nhanh liên tục, thở dốc, khó thở, có khi nghe thấy tiếng rít.
- Trẻ bị ho nhiều, lúc đầu ho khan nhưng sau chuyển sang ho có đờm, có trường hợp bé ho quá nặng còn gây mất tiếng. Sau khi ho thì thường dễ bị nôn.
- Khi quan sát bé, mẹ sẽ thấy con hít thở rất khó khăn, bé thở rên, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ liên sườn, bị co rút hõm ức và rút lõm lồng ngực.
- Bé bị đau bụng, đau tức ngực, nhất là khi ho.
- Quan sát thấy môi và da của bé bị khô, xanh xao, nhợt nhạt do thiếu oxy và mất nước.
-Trẻ thở rít khi ngủ, thở khò khè, nôn ra cả dịch đờm.
- Bé bị ngạt mũi, chảy nước mũi, đây là dấu hiệu cho thấy phổi đang bài tiết đờm.
- Trẻ tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc..
Đọc thêm: Bé bị viêm phổi bao lâu thì khỏi?
Cách điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Mẹ nên cho bé đi khám tại bệnh viện nếu thấy con có những triệu chứng trên đây. Tuỳ vào từng nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh mà các bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Mẹ tuyệt đối không được cho bé tuỳ tiện uống bất cứ loại thuốc kháng sinh nào khi chưa khám cẩn thận. Bởi tùy mức độ và tình trạng bệnh cũng như độ tuổi của bé mà bác sĩ sẽ lựa chọn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bé.
Hạ sốt kịp thời và đúng cách khi trẻ bị viêm phổi.
Bên cạnh đó, các mẹ cần phải áp dụng kết hợp các biện pháp sau:
+ Hạ sốt cho bé: khi bị viêm phổi chắc chắn bé sẽ bị sốt, nếu bé sốt cao phải cho con uống thuốc hạ sốt, tránh để sốt quá cao kéo dài sẽ gây co giật. Còn nếu bé sốt nhẹ thì chỉ cần dùng khăn ấm chườm người (bẹn, nách, trán) là được.
+ Nới lỏng quần áo cho con, cho bé mặc quần áo mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, tránh bọc bé quá kín khi thời tiết nắng nóng.
+ Vỗ lồng ngực bé để giúp long đờm: theo đó mẹ gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ nhẹ vào lồng ngực của con mẹ sẽ nghe thấy âm thanh rỗng bồm bộp vừa không gây đau mà còn làm đờm long ra, giúp con dễ chịu hơn.
+ Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, thậm chí có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này. Trong sữa mẹ có đầy đủ dĩnh dưỡng và có rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng để con mau khoẻ.
Đọc thêm:
>>> Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm phổi