Cách điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ 3 tuổi

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ 3 tuổi nếu không được xử lý sớm và đúng cách sẽ dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khôn lường. Nhất là với những trường hợp mà nhiễm khuẩn nặng còn có thể làm tổn thương não bộ và đe doạ trực tiếp đến tính mạng của bé.

Theo các chuyên gia y tế nhiễm trùng đường ruột ở trẻ 3 tuổi hay bất cứ lứa tuổi nào cũng thường là do vi khuẩn. Điển hình như khuẩn tụ cầu, E.coli, Ersinia, Shigella hay Salmonella và Sampylobacter… chúng ẩn chứa trong thực phẩm bẩn và nếu mẹ không chú ý chế biến chín kỹ thức ăn, bảo quản tốt, vi khuẩn sẽ xâm nhập rồi gây bệnh.

Biểu hiện nhiễm trùng đường ruột ở trẻ nhỏ 3 tuổi

Vi khuẩn khi tấn công đường tiêu hoá chúng sẽ nhanh chóng sinh sản, sản xuất ra các độc tố để phá huỷ đường ruột. Vì thế bé sẽ có những biểu hiện như:

- Nôn mửa

- Đau bụng dữ dội

- Tiêu chảy

- Sốt cao

- Chán ăn

- Liên tục buồn nôn, có khi còn đi ngoài ra máu… khiến trẻ mệt mỏi và suy nhược cơ thể trầm trọng.

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ 3 tuổi có thể làm tổn thương não.

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ 3 tuổi có thể làm tổn thương não.

Đặc biệt khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột trẻ vừa sốt, vừa tiêu chảy và nôn nên sẽ mất nước rất nhanh. Nếu không bổ sung nước và chữa trị sớm có thể đe doạ tới mạng sống. Nhiều trường hợp vi khuẩn còn xâm nhập vào máu và não bộ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây ra tử vong.

Cách điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ 3 tuổi

Các chuyên gia cho rằng việc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ thường khó hơn so với điều trị nhiễm trùng đường ruột ở người lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi càng khó bởi lúc đó hệ miễn dịch trẻ yếu, đường tiêu hoá còn non nên không thể tuỳ tiện dùng thuốc.

Nguyên tắc chung trong cách điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em đó là phải bổ sung nước và giữ đủ nước cho cơ thể của bé cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuỳ vào từng trường hợp mức độ nhiễm khuẩn mà có cách xử lý và khắc phục sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:

- Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ mẹ có thể tự điều trị và chăm sóc con tại nhà mà không cần phải đi viện. Chỉ tầm khoảng một vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách là bé sẽ khỏi và sớm trở lại bình thường. Theo đó các mẹ nên:

+ Cho bé uống nước ấm thường xuyên còn với bé sơ sinh mẹ nên cho bé bú mẹ nhiều hơn. Như vậy sẽ giúp tránh bị mất nước mà còn giúp hạ sốt tốt hơn.

+ Mẹ có thể cho bé dùng thêm dung dịch oresol pha với nước cho con uống. Cách này sẽ giúp giảm tiêu chảy tốt, hạ sốt tốt và giúp bù nước, điện giải hiệu quả.

+ Cho bé ăn nhiều các loại trái cây giàu kali như chuối, nước dừa tươi hoặc cam. Nếu bé không ăn được thì mẹ có thể ép lấy nước hoặc xay sinh tố cho con uống.

+ Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa chỉ ăn 1 lượng vừa đủ để giúp con tiêu hoá và hấp thu tốt. Tránh bắt bé ăn nhiều sẽ gây áp lực tới đường tiêu hoá.

+ Thức ăn cho bé cần phải được nấu mềm như cháo, súp hay canh để bé dễ nuốt

Trẻ 3 tuổi bị nhiễm trùng đường ruột nên được bổ sung nhiều nước.

Trẻ 3 tuổi bị nhiễm trùng đường ruột nên được bổ sung nhiều nước.

+ Với bé 3 tuổi mẹ có thể pha ít gừng hoặc húng quế với nước cho con uống để giúp chống nhiễm trùng và làm dịu nhanh dạ dày.

+ Ngoài ra mẹ cũng cần thay đổi chế độ ăn cả mẹ và bé hạn chế cũng như cần kiêng tuyệt đối các thực phẩm có tính hàn, gây lạnh bụng và thực phẩm có tính nhuận tràng cao vì có thể khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn. Thay vào đó mẹ nên sử dụng chế độ ăn các thực phẩm lành tính, có tác dụng làm ấm và hỗ trợ cầm tiêu chảy như các món ăn từ cá rốt, rau ngót, rau chùm ngây, thịt bò, thịt gà khoai tây… Để bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ cầm tiêu chảy tốt cho bé.

Ngoài ra nếu như bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em mà nặng hơn, bé có biểu hiện sốt cao liên tục, tiêu chảy té ra nước nhiều lần trên ngày, tiêu chảy ra máu nhiều lần trong ngày, bé bỏ ăn, người nhợt nhạt, hốc hác, vã mồ hôi… mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để chữa trị. Bác sỹ sẽ khám xác định mức độ bệnh và có hướng xử lý tốt nhất.

Tuyệt đối không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ không đáng có.

Xem thêm:

>>> Vì sao trẻ bị tiêu chảy liên tục?

>>> Tiêu chảy cấp ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status