Mụn nhọt có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên mụn nhọt ở vùng kín lại hiếm gặp hơn. Đây là khu vực nhạy cảm nên bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị an toàn nhất.
Mụn nhọt ở vùng kín có phải Herpes không?
Những dấu hiệu nổi mụn nhọt ở vùng kín khá giống với bệnh Herpes, bạn cần phân biệt rõ hai bệnh lý này để đưa ra phương án xử lý đúng nhất.
Mụn nhọt ở vùng kín rất dễ nhầm lẫn với bệnh Herpes.
- Bệnh Herpes là bệnh lý lây qua đường tình dục gây ra những đốm đỏ vùng kín, nhìn qua rất giống với mụn nhọt, tuy nhiên Herpes lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc điểm bệnh Herpes là các nốt mụn thường nhỏ và có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào ở vùng kín.
Mụn hơi mềm và gây đau, bên trong nhân mụn có chứa mủ. Đặc biệt, mụn do bệnh Herpes thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, đau, sốt trên 38 độ C… và có thể kéo dài trên 4 tuần.
- Nổi mụn nhọt ở vùng kín: Những nốt mụn thường mọc thành cụm nhỏ và có hình tròn, hình thành do thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Các nốt mụn có xu hướng mọc nhiều và lan ra các vùng da xung quanh khi đổ nhiều mồ hôi, vệ sinh không kỹ, vận động thể dục thể thao hoặc thời tiết nắng nóng. Mụn cứng và có thể gây ngứa và đau nhức, nhân mụn có thể có mủ trắng, lặn nhanh và không để lại biến chứng gì ngoài một số vết sẹo nhỏ.
Xem thêm: Trẻ bị hăm ở vùng kín và cách điều trị
Nguyên nhân phổ biến gây mụn nhọt ở vùng kín
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mụn nhọt ở vùng kín, trong đó nổi bật là những yếu tố sau:
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ xuất hiện mụn nhọt ở vùng kín. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo khâu vệ sinh đúng cách và lựa chọn các sản phẩm vệ sinh phù hợp, như vậy mới tránh làm xuất hiện những nốt mụn nhọt, sưng mủ, khó chịu và lan rộng ra những vùng da xung quanh.
Vệ sinh không đúng cách làm xuất hiện mụn nhọt ở vùng kín.
Do bệnh lý
Những người mắc bệnh mụn cóc sinh dục, viêm nang lông cũng rất dễ bị mụn nhọt vùng kín. Khi lỗ chân lông bị tắc, không đào thải được chất độc trong cơ thể ra bên ngoài dẫn đến ứ đọng và tạo thành mụn nhọt.
Ngoài ra, mụn nhọt vùng kín cũng có thể xuất phát từ việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sử dụng chất tạo bọt, chất tẩy rửa làm mất cân bằng pH, dị ứng cặn xà phòng trong quần lót…
Cách khắc phục tình trạng nổi mụn vùng kín
Đừng vội đi tìm thuốc bôi trị mụn nhọt vùng kín mà hãy chủ động phòng hơn chữa bệnh, bởi vùng kín vô cùng nhạy cảm, nếu không được chăm sóc đặc biệt có thể dẫn tới viêm nhiễm rất nguy hiểm.
Điều bạn cần làm khi mọc mụn nhọt ở vùng kín là:
- Không tẩy lông vùng kín: Lông đóng vai trò là lớp rèm bảo vệ âm đạo trước sự tác động của bụi bặm, ô nhiễm. Hơn nữa việc dùng wax hay dao để tẩy lông còn tăng mức độ mẫn cảm và có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
- Chọn đồ lót co giãn, chất liệu thấm hút mồ hôi để “cô bé” được thở nhiều hơn. Đảm bảo quần lót được giặt sạch sẽ và không còn dính cặn xà phòng để tránh nguy cơ kích ứng.
- Chọn các sản phẩm phù hợp: vùng kín thường có độ pH ở mức 3,5 đến 5,5, bạn cũng nên chọn dung dịch phụ nữ có độ pH tương đương để tránh làm khô da. Bởi nếu vùng da này khô cũng sẽ dẫn tới ngứa ngáy, khó chịu mà mọc mụn.
- Tự cân bằng hormone bằng cách ăn nhiều rau họ cải, đậu nành, chất béo có lợi…
Lựa chọn thực phẩm cân bằng hormone nữ giúp hạn chế mụn nhọt ở vùng kín.
Nếu tình trạng này kéo dài khiến bạn quá khó chịu, hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Bé bị đỏ quanh hậu môn mẹ nên điều trị theo cách này