Cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn

Chữa nấc cho trẻ sơ sinh cần phải kịp thời và đúng cách bởi nếu không sẽ khiến bé khó chịu và mệt mỏi. Nhưng nếu chữa sai cách cũng gây nguy hiểm cho con, nhất là khi bé ở giai đoạn sơ sinh 

Nấc ở trẻ sơ sinh có đáng lo không?

Các chuyên gia cho rằng nấc hay nấc cụt đều là tình trạng này xảy ra do cơ hoành của trẻ bị tổn thương, cơ hoành co thắt mất kiểm soát và ngắt quãng đột ngột nên đã khiến cho không khí hít vào ngưng trệ, tạo thành các tiếng nấc để đẩy khí thừa ra ngoài.

Hầu hết trẻ mới sinh ra đều bị nấc cụt, có những bé bị nấc tới vài lần một ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do bé bú sai cách nên nuốt phải nhiều hơi, do bú nhanh và bú quá no dẫn tới trào ngược khí và gây nấc. Bên cạnh đó việc bé bị lạnh, dị ứng với thành phần có trong sữa công thức, bị trào ngược dạ dày thực quản cũng rất dễ bị nấc.

Nấc là hiện tượng sinh lý hay gặp ở trẻ và có thể khỏi ngay sau đó nếu mẹ áp dụng đúng cách. Tuy nhiên nếu như nấc nhiều sẽ dẫn tới nôn trớ và khó thở nên cần chủ động xử lý đúng cách. Riêng trường hợp bé mà nấc liên tục trong nhiều giờ, xảy ra thường xuyên thì mẹ cần cho bé đến bệnh viện khám, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.

Cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh hiệu quả 

Các mẹ có thể tham khảo các cách ngay sau đây để đẩy lùi cơn nấc ở trẻ sơ sinh:

- Cho bé sơ sinh bú sữa mẹ:

Giải pháp được xem là chữa trị nấc cụt đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là cho con bú mẹ. Nếu đột nhiên bé bị nấc mẹ hãy cho bé bú ngay sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ giúp đánh lạc hướng trẻ vì tập trung bú, đồng thời còn làm dịu cơ hoành, vì thế chỉ một lúc sau thì con sẽ hết nấc.

- Tiến hành massage lưng bé:

Với cách này mẹ chỉ việc xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng lưng cho bé trong vài phút, làm như vậy cơ hoành sẽ được thư giãn đồng thời giúp làm giảm các cơn nấc. Nhưng nhớ khi massage mẹ hãy vuốt lưng bé theo chiều dọc thẳng đứng từ dưới lên trên vai, tránh làm mạnh sẽ khiến con đau.

- Vỗ nhẹ vào lưng cho bé:

Đây cũng là cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh hiệu quả và khá an toàn hiện nay, được hầu hết các bà mẹ áp dụng. Theo đó mẹ, đặt con úp vào người, đầu dựa vào vai, sau đó chụm bàn tay lại rồi thực hiện vỗ nhẹ từng cái vào lưng và vai của trẻ. Lưu ý động tác vỗ lưng phải dứt khoát và rất nhẹ nhàng sẽ giúp con ợ hơi và hết nấc, thậm chí cách này còn giúp bé giảm nôn trớ và trào ngược sau khi ăn. 

Cho bé bú mẹ hoặc uống nước sẽ giúp cắt cơn nấc tốt hơn.

Cho bé bú mẹ hoặc uống nước sẽ giúp cắt cơn nấc tốt hơn.

- Thay đổi tư thế cho con bú:

Nếu như bé nhà bạn mà thường xuyên bị nấc sau khi bú mẹ thì chắc chắc là bé nấc do bú sai cách mà ra. Ví dụ như mẹ cho bé bú sai tư thế, ngậm ti không đúng khớp hoặc sai cách cầm bình,… khiến trẻ sơ sinh nuốt phải nhiều khí nên gây ra tình trạng nấc. Do đó mẹ cần thay đổi lại tư thế cho phù hợp, để đầu bé cao hơn dạ dày khi bú, nên cầm đầu ty khi bé bú để tránh sữa chảy nhiều sẽ gây trớ và nấc.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày:

Việc mẹ cho con bú quá nhiều, bú liên tiếp sẽ khiến dạ dày bé lúc nào cũng ở trạng thái no. Vì thế mà con dễ bị trào ngược và nấc, do vậy để cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh mẹ  hãy cho con bú làm nhiều cữ, mỗi lần chỉ bú vừa đủ để bé hấp thu tốt hơn, tránh bị nấc.

Bài viết liên quan:

>>> Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ là bị bệnh gì?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
4.5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21