Cách chữa mụn nước ở chân đơn giản tại nhà

Mụn nước ở chân là những nốt mụn bé liti bên trong chứa dịch nổi lên trên bề mặt da chân. Mụn nước không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, mụn nước ở chân còn là nguy cơ của nhiều bệnh ngoài da nguy hiểm khác: thủy đậu, chàm tổ đỉa hay ghẻ nước…

Vì sao xuất hiện mụn nước ở chân?

Mụn nước ở chân dùng để chỉ vùng da chân (kẽ chân, lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân…) xuất hiện những đốm mụn liti mọc thành từng mảng, bên trong có chứa dịch nước, tiến triển theo giai đoạn và thường xuyên tái phát. Triệu chứng ban đầu là những nốt mụn ẩn dưới da gây ngứa ngáy, khó chịu, sau một vài ngày các đốm mụn này sẽ trồi lên bề mặt da, phát triển và lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác.

Mụn nước ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, ghẻ nước, chàm tổ đỉa

Mụn nước ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, ghẻ nước, chàm tổ đỉa

Trong y học, mụn nước ở chân không phải là bệnh lý cụ thể, đó là dấu hiệu của những bệnh ngoài da khác mà người bệnh không nên coi thường. Theo đó, khi thấy xuất hiện mụn nước ở chân, người bệnh nên nghĩ ngay tới những bệnh lý có thể mắc phải như:

+ Bệnh thủy đậu: Khi mắc phải thủy đậu người bệnh sẽ xuất hiện những đốm mụn nước nhỏ liti ở lòng bàn chân và những vị trí khác. Mụn nước gây ngứa, khi vỡ chảy dịch, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm, để lại sẹo.

+ Bệnh ghẻ nước: Bệnh do ký sinh trùng gây nên khiến các kẽ chân, lòng bàn chân, tay xuất hiện những đốm mụn nước gây ngứa ngáy vô cùng.

+ Bệnh chàm tổ đỉa: Không loại trừ trường hợp người bệnh mắc phải bệnh chàm tổ đỉa, chúng trú ngụ và gây hại ở bàn chân, rìa bàn chân gây tổn thương lớp thượng bì của da.

Ngoài ra, chân nổi mụn nước còn do người bệnh vệ sinh cá nhân không kỹ càng, nguồn nước không đảm bảo, môi trường sống thiếu sạch sẽ…

Cách chữa mụn nước ở tay chân an toàn, hiệu quả

Bên cạnh các loại thuốc trị mụn nước ở chân, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị tại nhà. Nhờ ưu điểm an toàn, tiết kiệm chi phí nên phương pháp này rất được ưa chuộng.

Đá lạnh có tác dụng làm dịu làn da bị ngứa và đau  vùng mụn nước ở chân

Đá lạnh có tác dụng làm dịu làn da bị ngứa và đau

1. Chườm đá lạnh

Để giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy người bệnh có thể dùng đá lạnh bọc vào một chiếc khăn mỏng rồi xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn nước khoảng 15 phút. Mỗi ngày nên thực hiện vài lần để cơ thể thấy dễ chịu hơn.

2. Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng giảm viêm, tẩy tế bào chết, làm sạch da và dưỡng ẩm vô cùng hiệu quả. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể dùng bột yến mạch để làm cách chữa mụn nước ở tay chân.

Cách thực hiện như sau:

Đầu tiên hòa bột yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh để trong 30 phút rồi rửa lại với nước ấm sạch.

3. Dùng nha đam

Nha đam có tác dụng kháng viêm, làm dịu da khu vực mụn nước ở chân

Nha đam có tác dụng kháng viêm, làm dịu da khu vực mụn nước ở chân

Nha đam vừa có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm, vừa giúp làm mát và dịu da. Với mụn nước ở chân, người bệnh nên dùng phần gel nha đam đã tách vỏ bên ngoài sau đó thoa lên vùng da bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày vài lần cho tới khi hết hẳn mụn nước.

4. Rửa với nước muối loãng

Nước muối loãng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đây cũng là cách trị mụn nước ở chân vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Theo đó, người bệnh pha muối với nước ấm, sau đó cho chân vào ngâm để giảm nhanh cảm giác ngứa.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể dùng muối hạt chà xát trực tiếp lên vùng da nổi mụn nước, ban đầu sẽ có cảm giác xót, sau vài phút sẽ thấy làn da dịu dần.

Đọc thêm:

>>> Cách điều trị mẩn ngứa khắp người ở trẻ hiệu quả

>>> Mẹ có biết: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục do vệ sinh sai cách

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
2 - 2 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status