Bệnh zona cần kiêng gì? Đây là những thứ “đại kỵ” cần tránh

Khi bị zona người bệnh không thể sinh hoạt, ăn uống, vận động như người khỏe mạnh bình thường, thay vào đó họ phải thực hiện chế độ kiêng khem hà khắc. Vậy, bệnh zona cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh có câu trả lời.

Bệnh zona có thể gây biến chứng nguy hiểm

Vacirella zoster là loại virus gây bệnh thủy đậu, cũng đồng thời là “thủ phạm” gây nên bệnh zona thần kinh. Vì vậy, đa số những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu đều có khả năng bị zona.

Khi thủy đậu đã khỏi, một số virus vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm ẩn, không gây bệnh, cư trú ở hạch thần kinh gần tủy sống và não chờ điều kiện thuận lợi như khi cơ thể suy giảm hệ miễn dịch, sang chấn tinh thần… chúng sẽ kích hoạt và gây bệnh.

Bệnh zona thần kinh do virus Vacirella zoster gây nên

Bệnh zona thần kinh do virus Vacirella zoster gây nên

Khi bị zona, người bệnh sẽ có biểu hiện ban đầu là: đau rát ở một vùng da nào đó trên cơ thể, cảm giác này tồn tại từ 1-3 ngày. Tiếp đến vùng da bị bệnh nổi mụn nước, tập trung thành từng chùm, nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành các bọng nước to, lan rộng thành một mảng lớn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, đau rát như bỏng da khi bị zona.

Nếu không biết bệnh zona cần kiêng gì, rất có thể người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: đau dây thần kinh (thường gặp ở người cao tuổi), giảm thính lực nếu xuất hiện ở tai, phụ nữ mang thai bị zona sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên, gây đau đớn, thậm chí nếu điều trị sai cách còn có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Bệnh zona cần kiêng gì các mẹ ghi nhớ các điều sau:

Theo các chuyên gia, bệnh zona tiến triển nặng, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm đều xuất phát từ việc người bệnh không kiêng kỵ hoặc áp dụng phương pháp điều trị không đúng cách. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu bệnh zona cần kiêng gì để có thể khống chế được bệnh càng sớm càng tốt.

Dưới đây là những điều cấm kỵ mà người mắc bệnh zona tuyệt đối không được áp dụng:

Tuyệt đối không đắp đậu xanh, gạo nếp hay chà xát chanh, muối lên vùng da bị zona

Tuyệt đối không đắp đậu xanh, gạo nếp hay chà xát chanh, muối lên vùng da bị zona

+ Không được chà gãi lên vùng da bị zona vì sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, lan rộng sang các vùng da xung quanh, hoặc gây tổn thương viêm, làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.

+ Người bệnh không được xát chanh, muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vào vùng da bị bệnh theo kinh nghiệm truyền miệng. Đây là nguyên nhân khiến vùng da bị bệnh bị tổn thương dẫn tới nhiễm trùng.

+ Không tự ý dùng các loại thuốc điều trị hoặc kem bôi ngoài da khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Không ăn thực phẩm chứa chất béo như đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh… vì có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm, đồng thời khiến vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, bia rượu, Thực phẩm giàu axit amin arginine, ngũ cốc tinh chế… cũng là những thực phẩm người mắc bệnh zona nên kiêng nếu không muốn bệnh kéo dài.

Người bệnh bị zona thần kinh nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

Người bệnh bị zona thần kinh nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

Bên cạnh câu hỏi bệnh zona cần kiêng gì? thì những điều nên làm ngay cũng cần được người bệnh áp dụng kịp thời: 

Không nên dùng các loại sữa tắm có chứa hóa chất, xà phòng để vệ sinh vùng da bị zona

Không nên dùng các loại sữa tắm có chứa hóa chất, xà phòng để vệ sinh vùng da bị zona

+ Luôn chú trọng vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị zona. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh, có chứa hóa chất, xà phòng như sữa tắm, dầu gội đầu để vệ sinh vùng da bị bệnh. 

+ Sử dụng băng ép có ngâm nước lạnh để băng vào vùng da bị bệnh. Cách này sẽ giúp người bệnh dịu bớt cơn đau, đồng thời làm khô vết thương, giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bội nhiễm.

+ Người bệnh nên tiêu thụ thực phẩm giàu lysine (có trong sữa, phomat, thịt gà…), kẽm, vitamin C (có trong các loại rau lá xanh, dâu tây, các loại đậu…), cam thảo, vitamin B6, B12 (chuối, khoai lang, khoai tây, sữa chua, cá ngừ…)… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm sự tăng trưởng của virus gây bệnh. 

+ Nếu thấy bất cứ dấu hiệu tăng nặng nào của bệnh, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

>>> Bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao?

>>> Bị phỏng dạ có được tắm không? - Chi tiết

>> Bị thủy đậu mấy ngày hết ngứa? - Cách giảm ngứa nhanh an toàn

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status