Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, cộng thêm đường hô hấp chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do vi khuẩn và virus gây nên, nhất là các bé sinh non thiếu tháng càng dễ bị.

Theo các chuyên gia, viêm phế quản được hiểu đơn giản đó là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phế quản. Đây chính là đường thở dưới của trẻ, khi phế quản bị viêm sẽ dẫn tới sưng, đau nhưng lúc này vẫn chưa làm ảnh hưởng tới phổi. Bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, tuy nhiên vào mùa hè nếu mẹ ủ con quá kỹ, mồ hôi ra nhiều thấm ngược cũng rất dễ bị bệnh.

Viêm phế quản ở bé sơ sinh có nguy hiểm thế nào?

Các mẹ nên biết trẻ sơ sinh bị viêm phế quản nếu kéo dài và không có bất cứ biện pháp can thiệp nào hoặc là điều trị không đúng cách sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Một số ảnh hưởng nhất định do viêm phế quản gây ra cần phải kể đến như:

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản lâu dần sẽ gây ra viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản lâu dần sẽ gây ra viêm phổi.

- Khiến trẻ khó thở: lúc này đường thở của bé bị viêm nhiễm, khả năng hít thở để lấy oxy từ bên ngoài vào sẽ kém hẳn đi. Chính vì thế bé thường phát ra tiếng rít khi thở, thở khò khè, khó thở và thậm chí là thở dốc, thở nhanh.

- Dẫn đến viêm phổi: một trong những biến chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản kéo dài đó chính là gây viêm phổi. Quá trình để tiến triển từ viêm phế quản sang viêm phổi cực kỳ nhanh. Nhất là bé sơ sinh có sức đề kháng kém nên vi khuẩn càng dễ lây lan hơn. Một khi bị viêm phổi thì không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh mà còn khiến trẻ phải đối diện với nhiều hậu quả như còi xương, viêm màng não, tràn dịch màng phổi…

- Gây sốt cao, suy hô hấp: sốt là triệu chứng điển hình khi bị viêm phế quản, tình trạng sốt kéo dài và sốt cao sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Nếu mất nhiều nước, da sẽ khô lại, cơ thể suy kiệt, làm suy hô hấp, co giật, thậm chí là đe doạ đến tính mạng của trẻ.

- Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ: như các mẹ đã biết viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, sốt kéo dài. Vì thế bé sẽ chán ăn, ngủ không ngon giấc, nôn mửa, từ đó bị gầy gò, còi xương, chậm lớn…

Ngoài ra nhiều trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh còn làm lây lan vi khuẩn và virus cho những người xung quanh mỗi khi ho hoặc hắt xì hơi.

Chính bởi những hậu quả nghiêm trọng như vậy nên các mẹ tuyệt đối không được phép chủ quan. Nếu thấy con có những biểu hiện của bệnh thì cần chữa trị càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Bé bị viêm phế quản thở khò khè

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

- Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, thậm chí là có thể để con bú mẹ hoàn toàn trong thời điểm này. Sữa mẹ vừa giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều kháng thể giúp bé nhanh hồi phục.

- Vệ sinh mũi hàng ngày cho bé với nước muối sinh lý hoặc muối biển càng tốt. Mỗi ngày rửa mũi 3-4 lần để làm sạch dịch mũi, làm thông thoáng đường thở cho bé.

- Cần giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là khi trời chuyển lạnh và giao mùa.

- Cho bé mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi, sạch sẽ, tránh bọc bé quá kín.

- Tắm cho bé với nước ấm, chú ý tắm nhanh ở trong phòng kín.

- Hạ sốt cho bé đúng cách, nếu sốt nhẹ chỉ cần dùng khăn ấm chườm người là được.

- Đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ, không để con tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá. Tất cả chăn, màn, ga, gối, đệm phải được giặt giũ thường xuyên.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cần được hạ sốt kịp thời. 
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cần được hạ sốt kịp thời.

Bên cạnh đó nếu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh mà chuyển biến nặng, bé khó thở, người tím tái, bỏ ăn, ngủ li bì, co giật… mẹ phải mau chóng cho bé đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời nhất.

Đọc thêm

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày phải làm sao?

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21