Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một dạng bệnh ngoài da có tên khoa học là Prickly heat (hay Miliaria) đặc trưng với sự xuất hiện của những nốt đỏ, mảng đỏ tập trung theo vùng trên da của bé. Cơ chế hình thành bệnh là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến mồ hôi bị tồn đọng dưới da, chủ yếu là trong lỗ chân lông làm cho da trẻ bị rôm sảy.
Phân loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Thời điểm xảy ra rôm sảy chủ yếu vào mùa hè, thời tiết oi bức khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, tập trung ở các vùng da ngực, lưng, trán, cổ,… hay ở trẻ có thể trạng mập mạp, cơ thể có nhiều nếp gấp và ở các kẻ nách, háng. Tùy theo biểu hiện của bệnh mà có sự phân chia mức độ nặng nhẹ khác nhau, có 3 mức độ rôm sảy khác nhau ở trẻ mà bố mẹ cần quan tâm:
- Rôm sảy kết tinh: Được xem là mức độ nhẹ nhất của rôm sảy và thường gặp nhất ở trẻ, khi chỉ có tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da bị tổn thương, triệu chứng đặc trưng có thể thấy là sự xuất hiện những mụn nước nhỏ, nổi trên da. Mụn nước này nông, không sâu, có sẩn, dễ vỡ nhưng mau lành da và không gây ngứa rát.
Rôm sảy có nhiều dạng với mức độ nặng nhẹ khác nhau
- Rôm sảy đỏ: Thường xuất hiện ở những trẻ 1-3 tuần tuổi sau sinh và xảy ra ở phần thượng bì của da, triệu chứng có thể thấy là sự xuất hiện các nốt sẩn đỏ trên da, làm cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, thậm chí còn gây đau rát.
- Rôm sảy sâu: Đây là mức độ nặng nhất, ít gặp và thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn trẻ em hay ở trẻ có tiền sử bị rôm sảy đỏ nhiều lần. Bệnh tuy không gây ngứa ngáy, đau rát nhưng lại gây tổn thương lớp bì sâu dưới da làm bít lỗ chân lông, dẫn đến trẻ không bị đổ mồ hôi trên diện rộng. Trẻ mắc chứng bệnh này sẽ thường dễ nôn ói, tim đập nhanh và kiệt sức do nóng.
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong những ngày nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức, mồ hôi của trẻ thường tiết ra nhiều nhất, đặc biệt ở trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra mà không thoát được ra ngoài, cộng với các yếu tố khói, bụi làm ứ đọng gây viêm trên da trẻ. Bệnh thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
- Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao làm cho da trẻ khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá mức.
- Trẻ hiếu động: Trẻ càng hoạt động nhiều, mồ hôi tiết ra càng nhiều, gây ứ đọng.
- Lồng ấp: Một số trẻ sinh ra còn yếu hay mắc bệnh phải ấp trong lồng, sự nóng bức và độ ẩm cao cũng sẽ gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ.
- Quần áo: Trẻ mặc quần áo chật, không co giãn được, không thấm hút mồ hôi tốt làm tắc tuyến mồ hôi trên da trẻ.
Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh an toàn và nhanh nhất
- Làm mát và sạch cơ thể của trẻ bằng nước mát hay các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên. Không sử dụng sữa tắm có thành phần hoá học vì sẽ kích ứng làn da của trẻ, sau đó lau khô lại cho trẻ bằng khăn tắm sạch, mềm mịn và thấm hút tốt.
Thường xuyên vệ sinh da bé thật sạch bằng bột tắm thảo dược thiên nhiên
Bột tắm Nhân Hưng
- Sử dụng các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu vải hoàn toàn bằng cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Chỉ chọn loại quần áo chất liệu thiên nhiên, tránh chọn vải len và chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.
- Tuyệt đối không cho trẻ gãi hay chà xát làm trầy xước, gây nhiễm trùng da. Nên cắt móng tay, móng chân và mang bao tay, chân kĩ càng cho trẻ.
- Nếu tình trạng bệnh rôm sảy ở trẻ không giảm sau 1-2 tuần mà có dấu hiệu nặng hơn thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn.
- Không sử dụng các loại lá tắm không rõ nguồn gốc hay các loại thuốc bôi ngoài da mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
>>> Tổng hợp các cách trị rôm sảy ở trẻ an toàn và hiệu quả