Chỉ vì chủ quan, chị Thúy (Phủ Lý, Hà Nam) đã phải trải qua những ngày tháng vất vả chăm con ở bệnh viện nhi. Chị Thúy bảo, từ giờ sẽ không bao giờ coi nhẹ bệnh rôm sẩy ở trẻ em nữa.
Bệnh rôm sảy ở trẻ em: Chuyện thường nhưng không nhỏ!
Dù mới sang hè nhưng thời tiết khá oi bức, việc tiết trời nắng nóng bất thường không chỉ khiến người lớn lao đao mà còn làm trẻ con quấy khóc. Cũng chỉ vì nắng nóng mà mấy hôm nay cu Bin nhà chị Thúy nổi rôm sẩy khắp cổ và lưng. Cứ nghĩ là bệnh rôm sảy ở trẻ em là chuyện bình thường nên chị Thúy không mấy bận tâm.
Bẵng đi một tuần, chị Thúy giật mình sửng sốt khi thấy rôm sảy không những không lặn mà có hiện tượng mọc dày hơn, sưng đỏ khiến cu Bin khó chịu, cứ đưa tay gãi ngứa liên tục. Những nốt bị gãi bắt đầu trầy xước, sưng lên và mưng mủ, số còn lại cũng bắt đầu hình thành mụn nhọt.
Chớ coi thường khi trẻ mọc rôm sảy
Sau khi phát hiện con trai có dấu hiệu lạ, thay vì đưa con đi viện, chị Thúy lại một mực giữ con ở nhà tự chạy chữa. Hằng ngày chị đun lá tắm rửa ráy cho con, rồi chị còn mua thuốc cho con uống. Chỉ đến khi cu Bin bắt đầu bị nóng sốt chị mới tá hỏa cho con vào bệnh viện.
Tại đây, các bác sỹ cho biết, bệnh rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ em trong mùa nóng do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Đa phần, rôm sảy sẽ tự lặn khi tiết trời mát mẻ nhưng nếu bị xây xát do nặn, chích hoặc gãi ngứa thì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm da, nhiễm trùng. Trường hợp cu Bin nhà chị Thúy là ví dụ.
Do đó, thay vì nghĩ bệnh rôm sảy là chuyện thường, cha mẹ nên quan tâm và chú ý nhiều hơn đến con để có phương án xử trí kịp thời. Cu Bin nhà chị Thúy vẫn còn là trường hợp nhẹ, thực tế đã có không ít bé bị bội nhiễm vi trùng, nôn, hạ đường huyết và thậm chí là đột quỵ chỉ vì bị bệnh rôm sảy.
Mách mẹ cách ứng phó bệnh rôm sảy
Cha mẹ cần hiểu rằng, bệnh rôm sảy ở trẻ là do mồ hôi gây ra nên để loại trừ rôm sảy thì cần làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp thường xuyên lau mồ hôi cho bé, hạn chế vận động, cho bé mặc đồ thoáng mát, ở nơi rộng rãi, sử dụng máy lạnh, quạt thông khí… Ngoài ra, việc tắm mát hàng ngày cho bé khi đang bị bệnh rôm sảy là rất cần thiết.
Song cũng cần lưu ý, không nên sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm vì chúng có thể làm khô da, kích ứng da gây viêm da, nhiễm trùng da ở trẻ. Nếu mẹ sử dụng lá tắm, phải chắc chắn đó là những nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo và được rửa sạch, nấu kỹ trước khi tắm cho bé.
Tắm không chỉ giúp bé thoải mái mà còn trị được rôm sảy
Để không phải băn khoăn lo lắng nên tắm cho bé bằng gì khi bé mắc bệnh rôm sảy, cha mẹ có thể sử dụng Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng. Với các thành phần thảo dược thiên nhiên như: Tinh chất Hoàng liên, Berberin, Tinh dầu mùi… sản phẩm giúp kháng khuẩn, làm sạch da, khử mùi, chống viêm, giảm ngứa, đẩy lùi rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, hăm da an toàn, hiệu quả ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, sản phẩm còn rất tiện dụng và phù hợp với những cha mẹ có quỹ thời gian eo hẹp, bận rộn.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa, chữa trị bệnh rôm sảy ở trẻ, cha mẹ cần tuyệt đối không nặn, giết hoặc chích rôm sảy; cũng không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm và cũng không nên cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều…
Đặc biệt, khi phát hiện bé mọc bệnh rôm sảy, cha mẹ cũng không được chủ quan khiến “cái sảy nảy cái ung”, “sai một li đi một dặm” để rồi lại phải vào viện như gia đình chị Thúy.