Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm, bệnh còn có tên khác là viêm kết mạc, thường bùng phát thành dịch và hay xảy ra vào mùa hè hoặc cuối thu khiến trẻ đau đớn, khó chịu.
Các chuyên gia cho rằng, đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng kết mạc trong tròng mắt bị viêm đỏ kèm theo cả phần màng mí mắt cũng sưng đỏ. Bình thường màng mắt sẽ có màu trong nhưng một khi bị đau mắt đỏ thì mắt sẽ khó chịu hơn và dần chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Mẹ có thể nhìn rõ thấy mắt của con đỏ ngầu lên.
Đau mắt đỏ ở trẻ em thường xảy ra do virus hoặc vi khuẩn, điển hình như virus adeno, virus herpes, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu… Đặc biệt do trẻ em là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên càng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
Trẻ bị đau mắt đỏ kéo dài sẽ làm suy giảm thị lực.
Đọc thêm: Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em gây ra những biến chứng nào?
Thực tế mà nói đau mắt đỏ là bệnh lý nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, do vậy nếu cha mẹ không giúp con điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Khi bị đau mắt đỏ bé sẽ kèm theo cả tình trạng chảy dịch, xuất hiện nhiều ghèn mắt. Các ghèn này chính là do vi khuẩn và virus gây ra, nếu tình trạng viêm càng nặng ghèn càng nhiều và có thể khiến mắt của bé bị dính chặt lại, không thể nhìn được.
- Đau mắt đỏ khiến bé khó chịu, ghèn nhiều gây cộm trong mắt, vì thế mà bé sẽ thường xuyên quấy khóc liên tục, có khi còn bỏ bú, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
- Gây nhiễm trùng mắt nặng: tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ nếu kéo dài không được xử lý tốt thì nhiễm trùng sẽ lan rộng và sâu hơn vào trong mắt, mắt tiết nhiều dịch gỉ vàng hoặc xanh. Lúc này việc điều trị cũng khó khăn hơn và gây ra các biến chứng khác.
- Làm ảnh hưởng tới thị giác, mắt nhiễm trùng lâu ngày có thể làm giảm thị giác và thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như gây mù lòa.
- Không những vậy khi trẻ đau mắt đỏ bé sẽ khó chịu nên chán ăn, ăn ít, tâm trạng bứt rứt, không vui vẻ, từ đó mà làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.
- Đặc biệt đau mắt đỏ là bệnh có tính lây lan, do vậy nếu như để lâu có thể làm lây bệnh cho cha mẹ hoặc những người xung quanh hay tiếp xúc với bé.
- Ngoài ra các bé còn phải đối mặt với nhiều biến chứng hiếm gặp khác như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc sâu hay viêm mủ túi lệ…
Chính bởi những nguy hại trên nên cha mẹ không được chủ quan khi thấy con bị đau mắt đỏ. Cần chủ động tìm cách xử lý kịp thời giúp con mau chóng khỏi bệnh.
Xem thêm: Trẻ bị đau mắt có tiêm phòng được không?
Cách xử lý đau mắt đỏ ở trẻ em hiệu quả
- Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mắt cho trẻ khoảng 6-7/ ngày. Như vậy để giúp làm sạch mắt, rửa trôi vi khuẩn, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp bé thấy dễ chịu hơn. Đồng thời người thân trong nhà cũng nên nhỏ mắt để phòng đau mắt đỏ lây lan.
Rửa sạch mắt cho bé bằng dung dịch nước nhỏ mắt.
- Làm sạch hết các ghèn mắt cho bé. Bởi khi bị đau mắt đỏ thì mắt con sẽ tiết nhiều ghèn, chính các ghèn này sẽ gây khó chịu và tăng viêm. Vì thế mẹ có thể dùng bông gòn thấm với nước muối sinh lý hoặc nước ấm sạch lau sạch hết các ghèn ở mắt, cứ thấy ghèn thì lau, như vậy con sẽ mau khỏi hơn.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm chứa vitamin A và C để bé chống chọi bệnh tốt hơn.
- Với những bé vẫn còn đang bú mẹ thì hãy cho con bú sữa mẹ nhiều hơn, sữa mẹ vừa cung cấp dinh dưỡng mà còn bổ sung kháng thể để con khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra, nếu như bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em kéo dài, hoặc có triệu chứng nặng hơn thì các mẹ hãy đưa con tới ngay bệnh viện để khám, kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị tốt nhất giúp con sớm khỏi.
Bài viết liên quan:
>> Trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào cho mau khỏi?
>> Kinh nghiệm điều trị đau mắt đỏ cho bé đơn giản mẹ nào cũng phải biết