Khi bé bước vào giai đoạn tháng thứ 5 trở đi là con yêu sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu đời, đánh dấu việc đang trưởng thành tốt. Nhiều mẹ thắc mắc không biết bé mọc răng nào trước, răng nào mọc sau, trình tự mọc răng như thế nào là chuẩn? Những chia sẻ cụ thể ngay sau đây sẽ giúp các mẹ nắm rõ hơn về điều này.
Các mẹ cần biết rằng răng sữa của con sẽ mọc gồm 20 chiếc, trong đó có 10 chiếc là hàm trên và 10 chiếc là ở hàm dưới. Muộn nhất là trước 3 tuổi bé sẽ mọc hoàn thiện hết răng, sau đó khi tới 5-6 tuổi con bắt đầu thay răng, đến trước 12 tuổi là hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn, răng này sẽ tồn tại với bé suốt đời.
Khi mọc răng sữa bé thường có biểu hiện nứt lợi và sưng lợi, khiến bé đau nhức khó chịu. Thêm vào đó trẻ còn bị sốt, biếng ăn, quấy khóc liên tục, rối loạn tiêu hoá, chảy nhiều nước dãi, hay cắn nhai đồ vật, nhiều bé ngủ ít và ngủ không ngon giấc.
Bé thường mọc răng cửa trước rồi đến răng nhai và răng nanh.
Trẻ em mọc răng nào trước?
Theo các chuyên gia, hầu hết các bé đều mọc răng sữa theo một nguyên tắc và thứ tự nhất định, trừ một vài trường hợp có sự xáo trộn nhỏ nhưng không ảnh hưởng. Cụ thể:
- Khi mọc răng bé sẽ mọc răng cửa giữa trước. Theo đó tầm từ tháng thứ 5 trở đi đến tháng thứ 8 là bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới trước. Tiếp ngay sau đó là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên cũng bắt đầu nhú lên. Lúc này trông bé cực kỳ ngộ nghĩnh và đáng yêu bởi 4 chiếc răng thỏ xinh xắn mỗi khi cười.
- Tiếp đó khi tầm 9 tháng bé sẽ mọc tiếp răng cửa ở bên, tức là vị trí răng nằm sát răng cửa giữa đã mọc trước đó. Lúc này răng cửa bên hàm trên của bé sẽ mọc trước rồi sau đó mới đến răng cửa phía bên hàm dưới mọc. Cũng có trường hợp cùng lúc 4 chiếc răng cửa bên sẽ cùng nhú ra cùng một lúc.
- Sau khi bé mọc xong răng cửa xong sẽ mọc răng hàm (hay còn gọi là răng hàm nhai), thường mọc khi bé được khoảng 13 tháng tuổi. Răng này nằm cách răng cửa bên đúng 1 vị trí (tức là nằm giáp vị trí răng nanh sẽ mọc sau này). Bé mọc răng trên trước rồi sau đó sẽ mọc răng nhai hàm dưới sau, mọc thành từng đôi, 2 bên trên và dưới, tổng cộng là 4 chiếc răng hàm nhai.
- Tiếp đó cho tới khi con được 16 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng nanh. Răng nanh này chính là răng nằm kế của răng cửa bên và giáp với răng hàm nhai. Răng này có chức năng cắn và xé nhỏ thức ăn, giúp con ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Khi con được khoảng 2 tuổi trở đi sẽ mọc nốt răng nhai nếu chưa mọc, đồng thời hoàn thiện nốt các răng hàm phía trong cho đủ bột 20 chiếc.
- Tới khi con 6 tuổi sẽ mọc răng cối vĩnh viễn thứ nhất, răng này sẽ không bị rụng.
Bé hay ngậm tay và nhai đồ vật khi mọc răng.
Tuy nhiên em bé mọc răng nào trước cũng tuỳ vào từng bé, có một số trường hợp (ít gặp) bé lại mọc răng hàm trước răng cửa hoặc răng nanh trước. Nhưng đây chỉ là sốt ít và thông thường vẫn phải tuân theo nguyên tắc bên trên.
Xem thêm: Cách xử lý hiện tượng sốt mọc răng ở trẻ em
Mẹ cần làm gì khi bé mọc răng?
- Theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên, hạ sốt cho con kịp thời. Nếu sốt cao thì cho uống thuốc còn sốt, nhẹ thì chỉ cần lau người cho con với nước ấm là được.
- Nếu bé tiêu chảy đi tướt thì mẹ chú ý vệ sinh tốt, ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn thực phẩm nhuận tràng bởi như thế con càng đi tướt nhiều.
- Vệ sinh răng lợi cho con sạch sẽ bằng cách dùng khăn sạch thấm nước muối rồi lau lợi cho con, kết hợp massage lợi để con bớt đau.
- Tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều, uống nhiều nước lọc và nước hoa quả để bổ sung nước, nâng cao sức đề kháng cho bé.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, lau rớt dãi cho bé.
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh ép con ăn quá nhiều.
Đọc thêm:
>> Dấu hiệu bé mọc răng nanh mẹ tham khảo
>> Bé mọc răng sớm có sao không? - Nguyên nhân