Bé mọc răng hàm trong bao lâu thì xong?

Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi là bé đã bắt đầu mọc răng, bắt đầu từ răng cửa rồi tới răng hàm và răng nanh. Đặc biệt khi bé mọc răng hàm sẽ thường đau và sốt hơn so với mọc răng khác.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, mọc răng hàm cũng giống như mọc răng nanh và răng cửa, lúc này các nướu răng dần bị nứt ra để giúp cho mầm răng có thể nhú lên. Chính quá trình nướu và lợi bị phân tách này sẽ khiến trẻ bị sưng lợi, tấy đỏ và đau nhức lợi.

Răng hàm sẽ bắt đầu mọc sau khi bé mọc răng cửa xong, thường là từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 19 bé sẽ mọc răng hàm. Lúc này bé sẽ mọc 2 chiếc răng hàm ở phía trên nằm cách đúng 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.

Bé mọc răng hàm khoảng 3-5 ngày là xong.

Bé mọc răng hàm khoảng 3-5 ngày là xong.

Xem thêm: Răng sữa có bao nhiêu cái?

Tiếp tục từ 14-18 tháng tuổi bé sẽ mọc tiếp thêm 2 răng hàm dưới. Hai chiếc răng này cũng mọc tương tự như hàm trên, chúng mọc cách 1 vị trí với 4 răng cửa, mọc mỗi bên 1 cái tương xứng với hàm trên, như vậy là 4 răng hàm đã được mọc xong.

Nhiều mẹ lo lắng bé mọc răng hàm trước răng cửa có sao không thì câu trả lời là không nhé. Bởi có nhiều bé mọc răng hàm dưới trước, miễn là bé mọc đầy đủ các răng là được.

Tiếp sau đó trong giai đoạn từ 23 cho đến 31 tháng bé mọc tiếp 2 chiếc răng hàm ở dưới nhưng lúc này triệu chứng nhẹ hơn không còn khó chịu như lúc đầu. Và từ 25-33 tháng tuổi thì bé sẽ mọc nốt 2 chiếc răng hàm phía trên để hoàn thiện bộ răng của mình.

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm

Bạn nên nhớ những chiếc răng hàm mà bé mọc ở trên đó chỉ là răng hàm sữa, vì thế khi bé được 5-6 tuổi là chúng sẽ rụng đi và thay răng hàm khác. Chính vì thế mà khi 5 tuổi bé sẽ lại mọc răng hàm mới, răng này sẽ tồn tại vĩnh viễn với bé đến già, suốt cuộc đời.

Thời gian mọc răng hàm thường lâu hơn các răng khác nhưng cũng chỉ tầm 3-5 ngày là mọc xong, vì thế các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Quan trọng là mẹ chăm sóc con đúng cách để bé thấy dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: Răng hàm sữa có thay không?

Dấu hiệu nhận biết mọc răng hàm ở trẻ

- Trẻ bị sốt: khi mọc răng hàm thì lợi tách nhiều hơn nên sẽ đau hơn, do đó hầu hết các bé đều bị sốt. Hơn nữa quãng thời gian mà con mọc răng hàm lại trùng với thời gian bé bắt đầu không được nhận miễn dịch từ người mẹ. Tuỳ sức khoẻ từng bé mà có thể sốt cao hoặc nhẹ nhưng cũng chỉ tầm 1-2 ngày là hết sốt.

Bé mọc răng hàm thường sốt 38-39 độ C.

Bé mọc răng hàm thường sốt 38-39 độ C.

- Bé chảy nhiều nước dãi: bé mọc răng hàm thường chảy rất nhiều nước dãi, nước dãi chảy xuống ướt cả áo, cằm và cổ, vì thế vùng da này thường hay đỏ ửng.

- Trẻ bị đi tướt: do hệ miễn dịch thay đổi nên khiến con cũng bị rối loạn tiêu hoá và dẫn tới đi tướt nhưng phân lỏng và không có dịch nhày.

- Bé hay nhai đồ: nếu để ý mẹ sẽ thấy con hay đưa tay lên miệng nhai hoặc có thể cắn bất cứ vật gì mà bé cầm được, ngay cả khi ty mẹ cũng cắn.

- Ngoài ra bé còn chán ăn, bỏ bú, thường xuyên quấy khóc, ngủ ít và không ngon giấc.

Tham khảo: Răng sữa bị sâu có nên hàn không?

Cách chăm sóc khi bé mọc răng hàm

- Đầu tiên hãy hạ sốt cho con: nếu bé sốt nhẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau người còn nếu sốt cao cần cho con uống thuốc hạ sốt.

- Massage nhẹ nhàng lợi cho bé để con bớt đau, theo đó mẹ dùng ngón tay hoặc gạc đeo vào tay nhẹ nhàng xoa lợi giúp giảm đau.

Massage lợi khi bé mọc răng hàm.

Massage lợi khi bé mọc răng hàm.

- Vệ sinh sạch sẽ lợi và miệng cho bé bằng cách dùng rơ lưỡi lau sạch hết lợi, cho bé uống nước sau khi ăn xong.

- Thức ăn nấu loãng và mềm để con dễ nuốt, đỡ phải nhai nhiều.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ép bé ăn quá nhiều.

- Cho bé uống nhiều nước và bú mẹ nhiều hơn.

Bài viết liên quan:

>> Xử lý hiện tượng sốt mọc răng ở trẻ

>> Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng chăm sóc thế nào tốt

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status