Trẻ sơ sinh đang bú mẹ là đối tượng cũng có nguy cơ cao bị táo bón, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bé khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Vậy bé bú mẹ bị táo bón phải làm sao để mau chóng khỏi?
Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ
Thông thường thì với những bé bú mẹ bị táo bón sẽ ít hơn so với các bé dùng sữa công thức hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bé không may bị táo bón có thể là do:
- Do mẹ ăn ít rau xanh và trái cây nên dẫn tới thiếu chất xơ, đồng thời khiến cho nguồn sữa mẹ cũng bị thiếu chất xơ, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của bé.
- Do mẹ thường ăn ít loại rau chủ yếu rau ngót vì nghĩ đó là loại rau lành tính đây là loại rau có hàm lượng canxi, sắt khá cao nên được sử dụng cho phụ nữ sau sinh nên việc các mẹ sử dụng thường xuyên cũng là rất hợp lý. Tuy nhiên chính vì chứa hàm lượng cao, sắt và canxi mà mẹ chỉ sử dụng một loại rau trong thời gian dài cũng gây táo bón cho trẻ
- Do mẹ ăn nhiều thức ăn cay nóng, thực phẩm gây nóng trong người, nhất là các gia vị như ớt, tỏi, gừng, mù tạt… cũng tạo ra nguồn sữa gây khó tiêu và dẫn tới táo bón.
- Do mẹ ăn quá nhiều thịt giàu chất đạm và chất béo, từ đó sữa mẹ có hàm lượng protein cao, khi bé bú vào thì hệ tiêu hoá của bé không tiêu hoá được nên gây ra táo bón.
- Do mẹ lười uống nước. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất, bởi khi mẹ uống ít nước thì lượng sữa tiết ra cũng bị thiếu nước mà chủ yếu là dinh dưỡng, vì thế cũng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hoá của con.
- Nếu mẹ cho con bú mà dùng thêm thuốc tây, thuốc kháng sinh trị bệnh thì bé sẽ bú phải nguồn sữa đó cũng bị nóng trọng và là thủ phạm gây táo bón.
- Ngoài ra nhiều trường hợp vừa bú mẹ vừa kết hợp dùng thêm sữa công thức nhưng lại chọn sai sữa, sữa quá nhiều chất béo và đạm mà thiếu chất xơ nên dẫn tới táo bón.
Trẻ bú mẹ bị táo bón chủ yếu do nguồn sữa của mẹ.
Tham khảo: Bé bị táo bón nên uống sữa gì?
Biện pháp xử lý khi bé bú mẹ bị táo bón
- Đầu tiên mẹ cần phải thay đổi lại chính chế độ ăn của bản thân cho hợp lý nhất. Cụ thể:
+ Nên ăn nhiều rau xanh, đa dạng các loại đặc biệt là thỉnh thoảng nên sử dụng một số loại rau quả có tính nhuận tràng như rua khoai lang, rau mồng tơi, quả đậu bắp… và các loại trái cây để cung cấp chất xơ giúp bé tiêu hoá tốt.
+ Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, gồm nước lọc và nước ép trái cây để cải thiện tiêu hoá
+ Tránh xa thực phẩm cay nóng, các loại thịt đỏ, đồ ăn ngọt và mặn
+ Không được sử dụng bia rượu và các chất kích thích….
+ Cân đối dinh dưỡng để tạo ra dòng sữa mát và đủ chất cho con bú
Cải thiện nguồn sữa cho bé từ chế độ dinh dưỡng của mẹ.
- Bên cạnh đó với những bé mà vừa bú mẹ vừa uống sữa ngoài thì mẹ cần phải kiểm tra lại loại sữa mà bạn đang dùng cho con. Hãy cho con dùng loại sữa nhiều chất xơ, ít đạm, và ưu tiên chọn sữa có đạm cấu trúc tự nhiên, đặc biệt chọn sữa đã tách lactose càng tốt.
- Cho bé tắm với nước ấm kết hợp massage cho bé hàng ngày trước khi tắm: khi bị táo bón bé sẽ thấy khó chịu và bụng đầy hơi, việc massage cho bé giúp bé đẩy bớt khí thừa, kích thích tiêu hóa và việc tắm nước ấm sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giúp giải phóng khí và tiêu hoá tốt.
- Phải chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho bé sau mỗi lần đại tiện. Mẹ có thể dùng nước mát bình thường để rửa để làm sạch hậu môn, tránh cho vi khuẩn xâm nhập.
- Bên cạnh đó để trị táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ thì bạn có thể thực hiện một số động tác đơn giản như: bạn đặt bé lên khăn tắm, lấy 2 tay cầm 2 chân của bé rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải, khi đầu gối của bé lên cao thì nâng chân bé lên rồi kéo về phía bạn giống như tư thế đạp xe đạp, thực hiện liên tục sẽ có hiệu quả.
- Mẹ cũng có thể cho con uống thêm men vi sinh, trong men vi sinh có chứa nhiều lợi khuẩn kích thích tiêu hoá tốt, giúp phân mềm hơn. Nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn loại men vi sinh phù hợp với bé…
Nhưng nếu bạn đã áp dụng hết tất cả các cách mà triệu chứng táo bón ở trẻ không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn thì bạn cần phải đưa bé tới ngay bệnh viện. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra để có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.
Đọc thêm::