Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không hề đơn giản, nhất là trong vấn đề ăn uống. Nếu sai cách có thể khiến cho tình trạng bệnh của con nghiêm trọng hơn. Rất nhiều mẹ thắc mắc không biết bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không hoặc ngoài tôm cần lưu ý những gì trong thực đơn hàng ngày của bé?
Viêm phế quản là gì?
Bé bị viêm phế quản thường là do bị cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, nhiễm trùng xoang mũi kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản rồi gây viêm.
Bé bị viêm phế quản thường ho nhiều, sốt cao.
Theo các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, viêm phế quản hay gặp ở những bé dưới 1 tuổi. Thủ phạm gây bệnh chính là do virus, ví dụ như virus hợp bào hô hấp, virus parainfluenza, sởi, virus adeno và cúm.
Bên cạnh đó việc bé bị nhiễm khuẩn, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?
Các chuyên gia cho rằng tôm là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhất là canxi, protein, omega 3, vitamin B12 cùng hàng loạt dưỡng chất khác rất tốt cho cơ thể của bé. Tuy nhiên khi trẻ bị viêm phế quản thì trẻ đang bị ho nhiều nên nếu ăn nhiều tôm lúc này sẽ khiến cho tình trạng bệnh của con thêm nghiêm trọng hơn, cần phải tránh ăn.
Điều này được lý giải là bởi tôm có vị tanh, nếu ăn vào sẽ càng làm tăng thêm phản ứng ho và viêm, khiến bé lâu khỏi bệnh hơn. Thêm vào đó tôm là hải sản nên cũng có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới quá trình bình phục bệnh của con.
Hơn nữa trong tôm còn chứa nhiều ký sinh trùng nhỏ liti nên nếu mẹ không chế biến chín kỹ, bảo quản không tốt thì khi bé ăn vào sẽ càng làm tăng thêm vi khuẩn trong cơ thể. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ ăn tôm chưa chế biến kỹ vào bị đau bụng rồi tiêu chảy.
Bé bị viêm phế quản nên tránh ăn tôm.
Đặc biệt với những bé mà bị dị ứng với tôm mẹ càng không nên cho bé ăn ngay cả lúc bình thường hoặc khi đang bị viêm phế quản.
Nhiều trẻ bị dị ứng với hải sản, với tôm nên không ăn được tôm, cứ ăn vào là dị ứng. nhẹ thì bị mề đay mẩn ngứa, nặng hơn có thể phải nhập viện.
Ngoài ra do tôm thường có vỏ và càng, khi ăn bé dễ mắc lại các vỏ ở họng rồi kích thích phản ứng ho, khiến con càng khó chịu hơn. Vì thế tốt nhất nên đợi sau khi bé khỏi bệnh rồi mới bổ sung tôm cho con.
>>> Đọc thêm: Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không?
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Thay vì ăn tôm mẹ có thể bổ sung cho con những thực phẩm sau:
- Hoa quả tươi: trái cây là thực phẩm lành mạnh cung cấp hàng loạt vitamin và dinh dưỡng như vitamin A, C, E,… giúp bé nâng cao hệ miễn dịch để chống viêm tốt hơn.
- Ăn rau xanh: rau xanh không chỉ có chất xơ mà còn nhiều flavonoid, carotenoid và chất antioxidant. Các chất này vừa giúp chống viêm, kháng khuẩn và giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Ăn sữa chua: sữa có nhiều canxi, protein và vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch, làm mát cơ thể, do vậy nên cho bé ăn.
Tăng cường bổ sung rau củ quả cho trẻ bị viêm phế quản.
- Ưu tiên cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn, mềm loãng như súp, cháo hay canh… như vậy trẻ sẽ dễ nuốt, dễ tiêu hoá, tránh nghẹn họng và gây ngứa họng, hạn chế ho do bệnh.
- Ăn các đồ ăn có tính mát, đồ ăn chế biến theo kiểu hầm, hấp hay luộc là tốt nhất. Tránh cho bé ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, hạn chế mỡ động vật, không ăn đồ sống.
Ngoài ra mẹ cũng chú ý khi con bị viêm phế quản thì không được cho bé ăn đồ ăn lạnh sẽ càng làm bệnh tiến triển nặng. Hãy cho bé ăn đồ ăn nấu chín kỹ, còn ấm, hâm lại thức ăn nếu để trong tủ lạnh, nấu bữa nào ăn bữa đó là tốt nhất.
Bài viết liên quan:
> Bé bị viêm phổi phải làm sao cho nhanh khỏi?
> Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi hẳn?