Trẻ bị sôi bụng là tình trạng bụng của bé phát ra những âm thanh như ùng ục, khi ghé sát tai vào bụng bé thì mẹ càng nghe rõ hơn. Vậy thì bé bị sôi bụng có nguy hiểm không? Có lẽ đây là một trong những thắc mắc chung được nhiều mẹ quan tâm khi có con gặp phải tình trạng này.
Thực tế thì sôi bụng không phải là triệu chứng hiếm gặp ở trẻ, hầu như bé nào cũng từng trải qua ít nhất là 1 lần trong giai đoạn này.
Sôi bụng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hoá của trẻ đang có vấn đề, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý. Có thể là do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, cà phê khiến nguồn sữa bị ảnh hưởng, khi bé bú phải cũng sẽ bị sôi bụng. Thêm vào đó nếu cho bé bú sai cách, thiết kế bình ty không chuẩn hoặc bé bị dị ứng với sữa cũng là lý do gây ra sôi bụng ở trẻ…
Bé bị dị ứng với sữa cũng là lý do gây ra sôi bụng ở trẻ
Bé bị sôi bụng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng sôi bụng ở trẻ nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ của trẻ, cụ thể như:
- Khiến bé bỏ ăn, chán ăn: bởi sôi bụng thường là một trong những dấu hiệu của tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn, khi bị rối loạn bé sẽ có cảm giác đầy bụng chướng hơi, thấy khó chịu trong người. Do đó bé sẽ bị chán ăn, bỏ bú, không muốn ăn uống, số lượng các bữa ăn giảm đi rõ rệt. Một khi bỏ ăn sẽ khiến bé thiếu chất, dẫn đến còi xương và chậm lớn.
- Dễ gây nôn ói, trớ sữa: hiện tượng sôi bụng đôi khi là do trong bụng có nhiều khí, lúc này hệ tiêu hoá đang bị rối loạn. Vì vậy rất dễ gây nôn trớ, thậm chí cứ ăn vào là nôn ra, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
- Ảnh hưởng tới tâm lý của bé: sôi bụng khiến các bé càm thấy khó chịu trong người, có khi kèm theo cảm giác đau khiến bé quấy khóc liên tục, khóc cả ngày lẫn đêm. Lâu dẫn gây mệt mỏi, bé hay cáu kỉnh, tâm trạng không tốt, rất có hại cho bé.
- Làm suy giảm sức đề kháng: trong hệ tiêu hóa của bé chứa nhiều vi khuẩn có lợi, đảm bảo việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn từ đó miễn dịch và sức đề kháng của bé cũng được đảm bảo tốt nhất Nhưng một khi bị rối loạn tiêu hoá kèm theo triệu chứng sôi bụng thì chức năng tiêu hóa của bé sẽ suy giảm, vì thế bé sẽ luôn yếu ớt và mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Một khi dạ dày có vấn đề thì chắc chắn hệ miễn dịch suy giảm, vì vậy rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công.
Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá
Nhiều trường hợp bé bị sôi bụng mà kèm theo cả tiêu chảy, nôn thì rất có thể do nhiễm phải virut hay ký sinh trùng đường ruột. Nếu kéo dài sẽ gây mất nước, suy kiệt sức khoẻ và thậm chí là có thể đe doạ tới tính mạng.
Nếu bé bị sôi bụng ùng ục, kèm theo đau đụng thành cơn, nôn, táo bón, bụng trướng kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, trẻ quấy khóc nhiều rất có thể bé bị tắc ruột mẹ nên đưa bé đên cơ sở y tế để được kiểm tra sớm và có phương pháp hỗ trợ xử lý sớm tránh gây nguy hiểm cho bé
Nói tóm lại những ảnh hưởng do sôi bụng gây ra là không hề nhỏ, nó không chỉ tác động về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng tới cả tâm lý của trẻ. Do đó các mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi con gặp bệnh, hãy giúp con xử lý với bệnh tốt hơn.
Tham khảo: >>> Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều do đâu?
Cách đối phó khi trẻ bị sôi bụng hiệu quả
- Mẹ hãy massage bụng cho con, cách này không chỉ giúp làm giảm ngay tình trạng sôi bụng mà còn rất tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Theo đó sau khi cho trẻ bú tầm 30 phút thì mẹ cho bé nằm ra giường, dùng tay xoa nhẹ vùng bụng của bé theo kim đồng hồ để giúp hơi bụng trẻ dễ thoát ra rất tốt cho đường tiêu hóa.
- Cho bé uống men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá, cải thiện nhanh chóng tình trạng sôi bụng.
- Tăng cường cho con bú nhiều sữa mẹ hơn, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé mà còn vừa tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.
- Mẹ nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước hạn chế đồ ăn có tính cay, nóng ấm, các thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu để đảm bảo chất lượng sữa cho con bú, giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm:
>>>Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều? - đây là lý do mẹ cần biết
>>> Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? - Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé mẹ nên ăn
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn