Một trong những khu vực được rôm sảy yêu thích nhất đó chính là vùng cổ của trẻ, bởi vậy cha mẹ đừng quá bất ngờ khi vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên phát hiện bé bị rôm sảy ở cổ.
Tiết lộ lí do bé bị rôm sảy ở cổ
Cổ là khu vực liền về với vai, có nhiều nếp gấp nên rất dễ bị ứ đọng, tắc nghẽn mồ hôi cũng như rơi thức ăn, sữa. Việc vệ sinh không sạch sẽ cộng với các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ dễ bị rôm sảy ở cổ.
Rôm sảy thường khu trú ở vùng cố nhiều nếp gấp trên cơ thể trẻ
Bài viết liên quan: Trẻ bị rôm sảy ở mặt và cách trị hiệu quả sau 3 ngày
Bên cạnh đó, thời tiết oi bức, nóng nực của mùa hè cũng khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Chưa kể, việc mặc cho trẻ nhiều quần áo, trẻ nô nghịch cường độ cao cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú ở ngoài da xâm nhập, gây bít các ống tuyến mồ hôi, làm trẻ nổi mẩn, mụn và mọc rôm sảy khắp vùng cổ và lan xuống vùng ngực, lưng, trán, mặt trẻ.
Dấu hiệu cho thấy bé bị rôm sảy ở cổ đó là vùng cổ của bé xuất hiện những sẩn đỏ màu hồng, có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn trắng xen vào. Rôm sảy có thể mọc thành từng đám hoặc mảng lớn ở cổ bé gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé muốn cào, gãi để làm dịu cơn ngứa.
Tuy nhiên, cào, nặn, gãi rôm sảy sẽ khiến vùng da dễ nhiễm khuẩn, mưng mủ, viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, sốc phản vệ và nhiễm trùng huyết cực kỳ nguy hiểm, do đó, các mẹ cần lưu ý hạn chế tối đa việc làm này.
Rôm sảy có thể tự khỏi nhưng tái phát cũng cao
Thông thường rôm sảy ở cổ trẻ có thể tự lặn nếu thời tiết mát mẻ hoặc để lại những đám da bong mỏng, màu trắng, vài ngày sau da sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo. Song, chỉ cần gặp thời tiết oi bức, nắng nóng hoặc trẻ tiết nhiều mồ hôi gây ứ đọng ở vùng cổ thì rôm sảy sẽ lại xuất hiện trở lại nhanh như một cơn lốc.
Đối phó thế nào khi bé bị rôm sảy ở cổ
Theo các chuyên gia y tế, để điều trị rôm sảy ở cổ cho trẻ thì phương pháp an toàn và nhanh chóng nhất đó là giữ cho khu vực cổ của trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Đầu tiên, mẹ nên vệ sinh khu vực mọc rôm sảy ở cổ bằng sản phẩm thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da tiêu biểu là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Mẹ cũng có thể kết hợp tắm toàn thân cho trẻ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hàng ngày để hạn chế tình trạng lây lan của rôm sảy ra khắp cơ thể trẻ.
Lá chè có tính kháng khuẩn giúp đẩy lùi rôm sảy
Ngoài phương pháp trên, cha mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm có nguồn gốc xuất xứ sạch, đã được loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ như lá chè xanh, mướp đắng, lá kinh giới, sài đất… Đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền và được nhiều mẹ sử dụng để trị rôm sảy cho trẻ, phần lớn đều mang lại hiệu quả nếu rôm sảy ở thể nhẹ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch Calamine có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm bôi lên vùng da cổ mọc rôm sảy ở trẻ. Tuy nhiên, cần xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì thuốc có chứa steroid nên có thể gây hại cho sức khỏe trẻ nếu sử dụng dài ngày.
Trong trị rôm sảy ở cổ cho trẻ, mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm rắc lên vùng da này vì cổ gần với mũi nên trẻ dễ hít phải bụi phận rôm gây viêm đường hô hấp và viêm phổi ở trẻ. Phấn rôm cũng là bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng rôm sảy của trẻ trầm trọng hơn.
Khi bé bị rôm sảy ở cổ mẹ cần hạn chế cho trẻ ra nắng, thay vào đó nên cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm thanh nhiệt giúp điều hòa cơ thể để đẩy lùi rôm sảy nhanh hơn.