Bé bị đỏ quanh hậu môn mẹ điều trị cách này khỏi ngay

Bé bị đỏ quanh hậu môn là dấu hiệu của bệnh lý hăm loét da quanh vùng hậu môn do bé thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn có trong nước tiểu, mồ hôi, kết hợp với vấn đề vệ sinh da bé chưa đúng cách của cha mẹ.

Vì sao bé bị đỏ quanh hậu môn?

Hăm tã là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị đỏ quanh hậu môn, nhưng chủ yếu là do 4 nguyên nhân sau:

+ Làn da của bé vốn rất mỏng manh, nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi gặp phải các tác động từ bên ngoài da bé rất dễ bị mắc bệnh.

 Bé bị đỏ quanh hậu môn là dấu hiệu của bệnh hăm tã

Bé bị đỏ quanh hậu môn là dấu hiệu của bệnh hăm tã

+ Thời gian trẻ tiếp xúc trực tiếp với tã/bỉm có thể kéo dài 24/24, với những loại tã/bỉm không đảm bảo có thể khiến da bé bị kích ứng. Mặt khác, trong tã/bỉm có chứa nước tiểu, phân của bé nếu lưu trữ trong thời gian dài chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công da bé gây viêm nhiễm, nổi mụn đỏ.

+ Do cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách và kịp thời khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công da bé.

+ Không loại trừ nguyên nhân bé bị hăm da là do quần áo mẹ mặc cho bé quá chật và làm từ chất liệu cứng gây cọ sát khiến da bé bị tổn thương, viêm nhiễm.

Có một số ít trường hợp bé bị đỏ quanh hậu môn là do mắc các bệnh lý về hậu môn như: nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn gây viêm đau, loét đỏ những trường hợp này thường do táo bón lâu ngày vệ sinh cho bé không đúng cách khiến vi khuẩn khu trú gây ra tình trạng viêm mủ, xuất tiết  - Đối với các trường hợp này mẹ nên đưa bé  tới các cơ sở y tế khám và điều trị cho bé tránh những biến chứng nguy hiểm có thể sảy ra

Bé bị đỏ quanh hậu môn có thể do apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn

Bé apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn có thể bị rò hậu môn, nhiễm trùng chảy mủ...

Đọc thêm: Trẻ bị hăm bẹn và cách chữa

Trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn mẹ điều trị ngay bằng cách này

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn không phải là bệnh lý hiếm gặp nhưng cha mẹ không nên coi thường, bệnh kéo dài gây nên nhiều sự khó chịu và đau đớn cho trẻ, đồng thời khiến quá trình đi vệ sinh của bé gặp nhiều khó khăn. Do đó, cha mẹ cần điều trị ngay cho bé bằng những cách sau:

Da bé sạch sẽ, khô ráo là “liều thuốc” chữa hăm tốt nhất 

Da bé sạch sẽ, khô ráo là “liều thuốc” chữa hăm tốt nhất

Giữ da bé luôn khô ráo, sạch sẽ

Khi thấy bé xuất hiệu dấu hiệu bị đỏ hậu môn mẹ cần chú trọng vệ sinh da bé thật sạch và khô ráo bằng cách dùng nước ấm pha với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng, sau đó vệ sinh vùng da bị hăm của bé 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, rất an toàn cho làn da của bé, đồng thời đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ nên có thể loại bỏ hăm tã sau 3-5 ngày điều trị.

Ngưng sử dụng tã/bỉm

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị đỏ quanh hậu môn là do bé thường xuyên tiếp xúc với các chất thải trong tã/bỉm. Vì vậy, ngưng sử dụng tã/bỉm trong thời gian bé bị bệnh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị.

Tã/bỉm là nguyên nhân chính khiến bé bị hăm đỏ hậu môn 

Tã/bỉm là nguyên nhân chính khiến bé bị hăm đỏ hậu môn

Nếu cha mẹ không thể kiêng tuyệt đối cho bé, cứ sau 4 tiếng lại thay tã/bỉm và vệ sinh sạch sẽ vùng da quanh hậu môn để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi, gây bệnh.

Lựa chọn tã/bỉm an toàn, phù hợp với trẻ

Khi bé đang bị hăm, làn da càng trở nên nhạy cảm hơn, do đó cha mẹ cần lựa chọn loại tã/bỉm với chất liệu an toàn, kích thước vừa vặn phù hợp với cơ thể trẻ. Tốt nhất nên lựa chọn tã/bỉm có thương hiệu để đảm bảo an toàn.

Không dùng các loại kem bôi có chứa corticoid

Corticoid là hoạt chất được sử dụng nhiều trong các sản phẩm điều trị bệnh ngoài da cho bé. Mặc dù đem lại tác dụng nhanh nhưng corticoid cũng là “con dao 2 lưỡi” khi có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ không tự ý sử dụng cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bổ xung rau xanh, đồ mát cho bé giúp nhuận tràng

Bổ xung rau xanh, đồ mát cho bé giúp nhuận tràng, vệ sinh dễ dàng

Khi nào nên đưa bé tới cơ sở y tế?

Khi tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn kéo dài, điều trị qua nhiều cách nhưng không đem lại tác dụng cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị.

Đưa bé bị đỏ quanh hậu môn do apxe đi khám bác sĩ

Trường hợp nghiêm trọng mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở chuyên khoa nhi để thăm khám cho bé

Đọc thêm: Hăm mông ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
1.75 - 2 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status