Ăn dặm là gì? Lượng thức ăn cần thiết cho bé trong từng tháng tuổi

Trong giai đoạn đầu đời bé nào cũng phải trải qua một giai đoạn rất quan trọng đó là việc chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang việc làm quen với những loại thực phẩm khác. Giai đoạn này được gọi là ăn dặm. Ăn dặm là gì? Đây là khái niệm mà chưa chắc mọi người đã có thể hiểu rõ.

Ăn dặm là gì?

Trong giai đoạn phát triển không bé nào không trải qua việc ăn dặm. Vậy ăn dặm là gì, liệu mẹ đã biết rõ. Ăn dặm được xem là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn thêm những thực phẩm khác.

Ngoài việc vẫn duy trì sữa mẹ thì bé sẽ được ăn thêm các thực phẩm như bột, cháo, rau, củ… Theo tổ chức Y tế thế giới  thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên tùy nhu cầu và thể trạng của từng bé mà thời điểm ăn dặm thích hợp có thể đến sớm hơn một chút.

Ăn dặm là gì? Mẹ nên hiểu rõ để đồng hành cùng bé

Ăn dặm là gì? Mẹ nên hiểu rõ để đồng hành cùng bé

Trong thời điểm này bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn và sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho bé nữa. Nếu sau 6 tháng mà trẻ chỉ bú nguyên sữa mẹ, không ăn dặm thức ăn khác sẽ rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về trí não, thể chất.

Thêm vào đó thời điểm này bé bắt đầu mọc răng vì thế cần phải tập nhai và sử dụng các men của tuyến nước bọt để giúp tiêu hóa thức ăn và việc nhai nuốt giúp bé hoàn thiện các kỹ năng của miệng. Điều này là thực sự quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ của bé sau này.

Mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm rất có thể sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa, thận và làm bé biếng ăn, chậm phát triển hoặc đối diện với nguy cơ béo phì. Ăn dặm là cả một thử thách cho mẹ và bé để giúp bé phát triển tốt hơn.

Chính vì thế mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ và kiên trì thực hiện để bé làm quen và thích ứng dần.

Đọc thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Lượng thức ăn cho trẻ ăn dặm theo từng tháng tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Đồng thời thức ăn dặm cho bé cần phải có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mẹ cũng cần biết lượng thức ăn cho trẻ ăn dặm cụ thể theo từng tháng tuổi.

- Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi:

Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa bột công thức cho con, nhưng không nên cho con uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên cho uống một lượng vừa đủ.

Tốt nhất mẹ không nên bổ sung thêm các loại bột hay cháo ăn dặm cho bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên có nhiều bé có dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm vào cuối giai đoạn thì mẹ có thể tập cho con ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng nhỏ và chỉ nên cho con ăn cháo hay bột với rau củ để bé làm quen.

- Trẻ tử 6 - 8 tháng tuổi:

Mẹ cũng nên tìm hiểu lượng thức ăn cần thiết cho bé ăn dặm từ 6 - 8 tháng tuổi
Mẹ cũng nên tìm hiểu lượng thức ăn cần thiết cho bé ăn dặm từ 6 - 8 tháng tuổi

Đây là giai đoạn tốt nhất để mẹ bắt đầu việc ăn dặm cho bé. Tuy nhiên vào đầu giai đoạn này mẹ vẫn chỉ nên cho con ăn cháo, bột cùng với rau củ hoặc nấu chín nhừ các loại rau rồi nghiền nhuyễn trộn sữa cho bé. Mẹ nên lưu ý không dùng sữa bò để chế biến thức ăn cho trẻ mà nên dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tất cả các loại thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này mẹ bắt buộc phải nấu chín để giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn. Giai đoạn đầu mẹ có thể cho bé ăn khoảng 50-100ml thức ăn một ngày sau đó tăng dần lên.

Sau 1 tháng đầu mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm chứa đạm động vật cho bé. Khi thử một loại thức ăn mới mẹ nên cho bé ăn từng chút một sau đó theo dõi xem bé có bị dị ứng không?

- Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi:

Bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ ngày cho bé. Trong giai đoạn này bé đã mọc thêm răng vì thế mẹ cũng có thể kết hợp việc ăn dặm với những thức ăn cắt nhỏ cho bé tự cầm tay. Sự kết hợp này sẽ giúp bé có thể phát triển nhiều kỹ năng hơn.

Lượng thức ăn trong khoảng thời gian này mẹ cũng có thể tăng lên 200ml – 250ml. Đồng thời mẹ cũng nên cung cấp thực đơn đa dạng cho bé với nhiều loại thực phẩm khác nhau như trái cây, bánh mì, mì ống, trứng, thịt, cá, hải sản…

- Trẻ 9 - 12 tháng tuổi:

 Lượng thức ăn cho bé trong giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi cần tăng thêm so với những tháng trước
 Lượng thức ăn cho bé trong giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi cần tăng thêm so với những tháng trước

Bé có nhiều bước phát triển cả về vận động và thể chất hơn trong giai đoạn này. Vì thế mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé hơn để bé phát triển khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể cho bé ăn cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa.

Mẹ cũng nên cho bé ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm. Tuy nhiên mẹ đừng quên bổ sung thêm sữa cho bé trong giai đoạn này nhé.

Đọc thêm:

>>> Bé ăn dặm đi ngoài như thế nào?

>>> Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm đơn giản

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status