Lo lắng, chủ quan và đôi khi là thiếu hiểu biết,… là những lý do khiến các ông bố bà mẹ mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong việc chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh. Và không phải nói quá khi những sai lầm này đã vô tình khiến tình trạng hăm tã của trẻ sơ sinh trở nên trầm trọng hơn, khó chữa hơn, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
1. Lạm dụng phấn rôm
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng phấn rôm là "chuyện thường ở huyện" với nhiều bà mẹ, bởi họ nghĩ rằng phấn rôm có tác dụng làm mát da, giúp giảm nhanh chứng hăm tã ở trẻ.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chính phấn rôm là nguyên nhân khiến trẻ bị bít lỗ chân lông, gây dị ứng cho da và gây nguy hiểm khi bé hít phải (khiến bé thở khò khè, viêm phổi). Sử dụng phấn rôm còn tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở trẻ em.
Phấn rôm – một trong những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ
2. Vẫn dùng sữa tắm khi trẻ bị hăm tã
Đây được xem là một sai lầm phổ biến của rất nhiều phụ huynh. Cần nhớ rằng, khi trẻ bị hăm là lúc làn da trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, lúc này nếu tiếp tục dùng sữa tắm, tắm cho trẻ không khác nào “đổ thêm dầu vào lửa” vì sữa tắm – vốn chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tạo mùi - sẽ khiến tình trạng hăm tã nghiêm trọng hơn.
Chưa kể, việc tắm quá sạch, quá kỹ cũng sẽ rửa trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.
3. Sử dụng sản phẩm trị hăm có tác dụng nhanh
Với tâm lý muốn chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng mọi giá, nhiều cha mẹ đã tìm mua kem bôi trị hăm có tác dụng nhanh mà không biết rằng “dục tốc bất đạt”. Đó là chưa kể, những sản phẩm trị hăm này có thể chứa corticoid và paraben làm tăng nguy cơ gây kích ứng da của trẻ.
Do đó, cần thật cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm kem bôi trị hăm cho bé, cha mẹ chỉ nên sử dụng những sản phẩm của công ty uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Tuyệt đối tránh xa các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem bảo hành nhưng vẫn được quảng cáo với tác dụng trị hăm trên trời.
4. Quá tin tưởng biện pháp chữa hăm từ dân gian
Tuy rất lành tính và thân thiện với làn da trẻ nhỏ nhưng các loại lá cây trị hăm từ thiên nhiên như nha đam, trà xanh, lá khế,... vẫn tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Đó là chúng có thể chứa một lượng dư lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc khích thích, tạp chất, sâu bọ và đôi khi là cả vi khuẩn.
Những tác nhân này nếu không được làm sạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con trẻ. Cha mẹ cần chắc chắn rằng, các loại lá này phải được trồng theo tiêu chuẩn sạch, được rửa kỹ lưỡng trước khi đun tắm cho trẻ.
Sử dụng bỉm thường xuyên không tốt cho trẻ nhỏ
5. Bỉm có chất lượng tốt sẽ an toàn
Không ít các mẹ cho rằng, chỉ cần lựa chọn bỉm có chất lượng tốt, khả năng thấm hút cao, mềm mại sẽ giúp bé tránh được hăm tã. Song đây lại là một sai lầm nữa của mẹ bỉm sữa.
Theo các chuyên gia, bỉm là một trong những nguyên nhân gây hăm tã cho trẻ, lý do là việc mặc bỉm quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng manh của trẻ bí bách, trẻ sẽ phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài, càng dễ dẫn tới hiện tượng hăm tã.
Vì vậy, trong phòng ngừa và chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên chú ý thay bỉm thường xuyên (2-4 tiếng/ lần), kể cả khi bé không tiểu hoặc đại tiện ra bỉm. Sau đó, cần rửa sạch khu vực đóng bỉm và lau khô cho bé trước khi đóng bỉm mới.
6. Không cần kiêng ăn uống khi bé bị hăm tã
Một kết luận của giới khoa học mới đây đã gây không ít bất ngờ cho nhiều cha mẹ đó là chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng đến việc hăm tã của bé. Nghiên cứu chỉ ra, các loại quả giàu axit như cam, cà chua, chanh sẽ làm thành phần sữa mẹ thay đổi, từ đó tính chất phân của bé cũng bị thay đổi và dẫn đến việc hăm tã ở trẻ. Tuy khá khó tin, nhưng không phải không có cơ sở, bởi vậy khi con đang bị hăm tã, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này.
6 điều vừa nêu trên được xem là những sai lầm phổ biến nhất của nhiều cha mẹ trong việc chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh. Mong rằng với những kiến thức vừa được cập nhật sẽ giúp cha mẹ sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích, từ đó lựa chọn cho mình cách trị hăm tã cho bé thật an toàn và hiệu quả
Đọc thêm: Cách trị hăm tã bằng lá chè an toàn và rẻ