Khi da chân tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng chốc vảy, sưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát… Đây chính là những dấu hiệu của bệnh lý nước ăn chân. Để thực hiện bài thuốc trị nước ăn chân rất đơn giản, người bệnh có thể tận dụng những nguyên liệu dân gian ngay tại nhà vừa an toàn lại đem tới hiệu quả cao.
Nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân
Nước ăn chân là bệnh lý phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở những vùng trũng, nước ứ đọng không lưu thông được. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa lũ bởi đây là thời điểm gây úng ngập, nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, vi nấm…).
Nước ăn chân gây ngứa, bong tróc da, sưng nề và mưng mủ
Nước ăn chân là do vi nấm Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra, bệnh lây truyền chủ yếu ở những khu vực vi nấm bám vào làn da ẩm ướt ở bàn chân, nhất là các kẽ ngón chân.
Nếu không kịp thời tìm thuốc trị nước ăn chân bệnh có thể lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể gây viêm ngứa, trầy xước, sưng nề, mưng mủ… khiến toàn cơ thể lên cơn sốt, mệt mỏi, nổi hạch bẹn vô cùng nguy hiểm.
Bệnh có tính chất lây truyền từ người này sang người khác nếu tiếp xúc cùng nguồn nước bẩn, dùng chung chậu tắm, khăn tắm hay quần áo, giày, tất…
Bài thuốc dân gian trị nước ăn chân rẻ, hiệu quả
Theo các chuyên gia da liễu, điều trị nước ăn chân không hề khó, bên cạnh các loại thuốc Tây trị nước ăn chân như kem bôi chứa kentoconazole, người bệnh có thể áp dụng ngay 5 bài thuốc dân gian dưới đây:
Nước muối pha loãng có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa
1.Nước muối pha loãng
Nước muối pha loãng có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa rất cao lại tiết kiệm chi phí nên người bệnh có thể thực hiện hàng ngày.
Cách làm như sau: Chuẩn bị 1-2 lít nước ấm, pha muối hạt vào nước hoặc có thay thế bằng nước muối sinh lý 0,9%, mỗi lần ngâm từ 10-15 phút, sau đó thấm khô bằng khăn mềm.
2. Phèn chua
Phèn chua sau khi rang nóng, tán thành bột trộn với hoàng đằng tán bột để trong lọ sạch, kín. Sử dụng hỗn hợp này rắc lên các kẽ ngón sẽ giúp giảm ngứa, loét, thúc đẩy quá trình liền da.
3. Nước kim ngân hoa
Với bài thuốc trị nước ăn chân này người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá kim ngân hoa, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân mỗi ngày từ 2-3 lần.
4. Lá trầu không
Lá trầu không chứa chất kháng sinh tự nhiên nên được dùng để sát khuẩn, rửa vết thương
Trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm nên thường được dùng để sát khuẩn, rửa vết thương, chữa bỏng và các vết lở loét.
Để trị nước ăn chân, người bệnh dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát, sau đó xát vào các kẽ ngón chân hoặc vắt lấy nước ở lá trầu bôi vào kẽ ngón chân sẽ nhanh khỏi.
5. Gừng
Nước ăn chân bôi thuốc gì? hãy áp dụng ngay bài thuốc với gừng. Để thực hiện người bệnh cần chuẩn bị một nồi nước đun sôi, đập nhỏ một nhánh gừng vào đun khoảng 20 phút. Khi nước nguội bớt cho ra chậu ngâm chân 2 lần/ngày sẽ rất hiệu quả.
Bên cạnh việc áp dụng 5 bài thuốc dân gian kể trên, để phòng ngừa và điều trị bệnh nước ăn chân, người bệnh cần tránh ngâm chân dưới nước bẩn, bùn đất, vệ sinh thân thể thường xuyên bằng xà phòng có tính kháng khuẩn sau đó lau khô để tránh ẩm ướt.
Ngoài ra, cần hạn chế gãi tránh gây trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Luôn giữ cho các kẽ ngón chân sạch và khô. Trong trường hợp bệnh kéo dài cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị, tránh gây bội nhiễm, mưng mủ.
Đọc thêm:
- Cách chữa mụn nước ở chân nhanh và an toàn nhất