Tại sao cần cảnh giác với bệnh eczema ở trẻ?

Bệnh Eczema là một trong những bệnh lý về da vô cùng phổ biến ở trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với đặc trưng là rất ngứa, có thể tái đi tái lại nhiều lần và rất khó tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Đó là lý do các mẹ bỉm cẩn cảnh giác khi con chẳng may bị bệnh eczema “tấn công”.

Bệnh eczema là gì?

Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát. Biểu hiện lâm sàng là những đám, mảng đỏ da, mụn nước và ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh eczema rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh eczema rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Eczema có nhiều thể bệnh như: eczema thể địa/ viêm da dị ứng, eczema tiếp xúc, eczema thể đồng tiền, eczema vi khuẩn, viêm da tiết bã (thể địa da dầu)… Tuy nhiên ở trẻ em chủ yếu là bị viêm da dị ứng (còn gọi là viêm da thể địa/ cơ địa), eczema tiếp xúc, eczema do vi khuẩn gây ra…

Nguyên nhân gây bệnh eczema ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh eczema và đôi khi rất khó để tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này ở trẻ. Theo giới chuyên môn, bệnh eczema ở trẻ có thể do:

-  Nguyên nhân bên ngoài: Các yếu tố vật lý, hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema (các chất này gọi là di nguyên). Ví dụ: ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, crôm, xi măng, sơn...).

- Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linh tinh... có thể trở thành eczema thứ phát.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh eczema ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh eczema ở trẻ

- Nguyên nhân bên trong cơ thể: Rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây eczema.

Tuy nhiên, dù xuất hiện ở trẻ do nguyên nhân nào đi nữa thì bệnh eczema đều liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng (cơ địa dị ứng).

Triệu chứng lâm sàng và 4 giai đoạn phát triển của bệnh eczema ở trẻ

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể của trẻ cũng có thể bị eczema. Biểu hiện ban đầu của bệnh là ngứa, sau đỏ da, phù, xuất hiện mụn nước rồi vỡ ra, rỉ nước vàng, khô và tạo mảng tại nơi có dị nguyên.

Ngứa cũng được xem là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất, tồn tại dai dẳng ở bệnh eczema, do đó ngư­ời ta coi bệnh eczema là bệnh da ng­ứa điển hình. Bệnh eczema thường tiến triển mạn tính hay tái phát, nhiều đợt vư­ợng bệnh, xen kẽ các giai đoạn tạm đỡ. Eczema thường phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn đỏ da:

- Bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa - trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ thấy có những sẩn tròn lấm tấm nh­ư hạt kê (thực chất là những mụn nư­ớc đang từ d­ưới đùn lên) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.

Trẻ bị eczema sẽ xuất hiện nhiều mụn nước

Trẻ bị eczema sẽ xuất hiện nhiều mụn nước

* Giai đoạn mụn nước (còn gọi là giai đoạn chảy nước):

- Mụn nước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thương, mụn nước eczema có các đặc tính sau:

+ Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm.

+ Nông, tự vỡ.

+ San sát bên nhau kín khắp bề mặt thương tổn.

+ Đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.

+ Bề mặt đám tổn thương chi chít các mụn nước. Mụn nước nông, tự vỡ và do ngứa gãi nên đám tổn thương bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy nước, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nước vỡ đi để lại điểm trợt nhỏ như châm kim (còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểm trợt liên kết thành đám mảng trợt, đỏ rỉ dịch, đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết..

* Giai đọan lên da non:

- Giai đoạn này đám tổn thư­ơng giảm viêm, giảm xung huyết, giảm chảy dịch, các vết chợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng nh­ư vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.

Các vết chợt dần khô và đóng vẩy

Các vết chợt dần khô và đóng vẩy

Xem thêm: Bệnh eczema kiêng ăn gì? cho bé nhanh khỏi

* Giai đoạn liken hoá, hằn cổ trâu:

- Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt nh­ư trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá. Ngứa tồn tại dai dẳng.

Chia thành 4 giai đoạn của eczema để dễ hiểu tiến triển cuả một eczema như­ng trên thực tế các giai đoạn không thực phân chia rõ rệt nh­ư vậy mà th­ường xen kẽ nhau, lồng vào nhau.

Ví dụ trên đám tổn th­ương có vùng là giai đoạn chảy dịch, có vùng đã bắt đầu lên da non, lúc đó phải đánh giá xem tổn th­ương giai đoạn nào chiếm ­ưu thế mà chẩn đoán giai đoạn cấp, bán cấp, hay mạn lichen hoá. Đã sang giai đoạn sau có khi vì một nguyên nhân nào đó (chà xát, bôi thuốc không phù hợp) lại trở lại giai đoạn trư­ớc.

Bởi vậy, nhiều người cho rằng, eczema chỉ có 3 giai đoạn bao gồm:

- Giai đoạn đỏ da, mụn n­ước, chảy nư­ớc còn gọi là eczema giai đoạn cấp tính.

- Giai đoạn đóng vẩy da, nên da non, khô hơn gọi là eczema bán cấp.

- Giai đoạn lichen hoá, hằn cổ trâu đ­ược gọi là eczema mạn tính.

 Bệnh eczema có thể khiến da mặt trẻ xù xì, thô ráp

Bệnh eczema có thể khiến da mặt trẻ xù xì, thô ráp

Đọc thêm: Bệnh eczema có lây không? và làm sao để bệnh nhanh khỏi?

Biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị eczema

- Nhiễm vi khuẩn: Nhiễm tụ cầu vàng rất hay gặp tại các vùng da bị tổn thương vỡ, rỉ nước. Việc xâm nhập dễ dàng của vi khuẩn qua da là do sự thay đổi thành phần lipid trên bề mặt da và tăng sự kết dính của vi khuẩn với lớp thượng bì. Lâm sàng thể hiện: phản ứng viêm rầm rộ trên da, da tấy đỏ, đau, mụn nước có dịch đục, mủ, hạch ngoại vi to, đau. Có thể sốt.

- Nhiễm virus: Tổn thương gồm nhiều bọng nước, đau rát, dịch trong hoặc đục, có nhiều chỗ hoại tử.

- Bệnh lý phối hợp: Hen, viêm mũi dị ứng..

Điều trị bệnh eczema ở trẻ như thế nào?

- Sử dụng các loại thốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa như dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, nước muối sinh lý 9 %, đắp gạc dung dịch Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1%o, dung dịch Yarish hoặc dung dịch berbenri 1% trong 3-5 ngày đầu. Sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1%, dung dịch xanh Metilen 1%, dung dịch Milian, kết hợp hồ nước.

Bôi thuốc mỡ sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn

Bôi thuốc mỡ sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn

- Thuốc chống viêm: Bôi mỡ Corticoid tại chỗ như diflucortolon, diprosalic, betamethasone, dermovat… bôi 1-2 lần/ngày, chú ý về liều lượng để tránh ảnh hưởng đến tuyến thượng thận và sự phát triển của trẻ. Kết hợp sử dụng kháng sinh như: mỡ Synalar- Neomycin, mỡ Celesytodezem - Neomycin.

-  Uống: kháng Histamin tổng hợp và Vitamin C (0,10g) 10 Viên/ngày.

-  Tắm, vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, sạch da, chống viêm, giảm ngứa như Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng.

- Giữ ẩm cho da bằng việc dùng kem, mỡ làm ẩm da trong các đợt bệnh ổn định hoặc sau khi làm sạch da.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với dị ứng nguyên nếu phát hiện được.

- Tránh cào, gãi chà xát, tránh xà phòng, tắm nước ấm, tắm suối khoáng trong thời gian trẻ bị bệnh eczema.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status